Đảng viên có được viết đơn tố cáo, khiếu nại không? Những điều Đảng viên không được phép làm? Quy định về quyền khiếu nại, tố cáo đối với Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “ Đảng là gồm các đảng viên mà tổ chức nên. Mọi công việc Đảng đều do đảng viên làm…”. Như vậy, trong mọi thành quả cách mạng của nhân dân có vai trò to lớn của đảng và đội ngũ đảng viên. Trong thời đại mới, cùng với những yêu cầu, nhiệm vụ và thách thức mới đòi hỏi đội ngũ đảng viên cũng phải có những nhận thức mới, bên cạnh việc tu dưỡng, rèn luyện, học tập để nâng cao năng lực thì đội ngũ đảng viên phải là những người có phẩm chất, đạo đức, sẵn sàng đấu tranh với những tiêu cực trong bộ máy, trong tổ chức Đảng và xã hội nói chung. Là một đảng viên, cũng là một công dân, đảng viên hoàn toàn có thể thực hiện quyền của mình, một trong các quyền đó chính là khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật
Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 khiếu nại có thể được hiểu là việc một công dân, cơ quan, tổ chức có đề nghị đến những đơn vị như cơ quan, tổ chức hoặc các cá nhân có thẩm quyền để xem xét lại tính pháp lý của những quyết định hành chính được ban hành, hành vi hành chính được thực hiện bởi cơ quan hoặc người có thẩm quyền hoặc việc cán bộ, công chức đề nghị xem xét lại các quyết định kỷ luật đối với mình.
Việc đề nghị này phải dựa trên cơ sở có căn cứ những quyết định hoặc hành vi đó trái với quy định của pháp luật, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Đồng thời phải đảm bảo được thực hiện theo đúng quy trình được quy định tại Luật khiếu nại.
Thứ hai, về chủ thể thực hiện quyền khiếu nại: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2
2. Quyền tố cáo theo quy định của pháp luật
Theo quy định của Điều 2
Việc tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cơ quan, cá nhân có thể được phân loại thành hai nhóm như sau:
Thứ nhất, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cá nhân có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật, những chủ thể có thẩm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được xác định bao gồm các đối tượng sau đây:
– Đối tượng thực hiện nhiệm vụ, công vụ là những cán bộ, công chức, viên chức hoặc những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
– Đối tượng mà tại thời điểm hiện tại tuy không còn là công chức, cán bộ, viên chức hoặc đã hết thời gian được giao để thực hiện nhiệm vụ, công vụ tuy nhiên những người này đã có hành vi vi phạm luật trong thời gian họ còn là cán bộ, công chức, viên chức hoặc được giao nhiệm vụ, công vụ.
– Đối tượng là các cơ quan hoặc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định
Thứ hai, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực khi thực hiện quản lý nhà nước. Đây được hiểu là việc tố cáo đối với những hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý nhà nước ở các lĩnh vực. Việc vi phạm pháp luật trong nhóm này không bao gồm các hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
3. Những việc đảng viên không được làm theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Khoản 5 Phần I Quy định 47-QĐ/TW và Hướng dẫn tại Điều 5 Mục I Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW năm 2012 một trong những điều Đảng viên không được làm liên quan đến khiếu nại, tố cáo được xác định cụ thể như sau:
Thứ nhất, đảng viên thực hiện việc tố cáo sai sự thật, mang tính chất bịa đặt nhằm mục đích để hại người khác, chẳng hạn như việc tạo dựng ra những sự việc không có thật hoặc xuyên tạc sự việc để tố cáo.
Thứ hai, đảng viên thực hiện việc tố cáo thông qua các hình thức như viết đơn tố cáo nhưng giấu tên, không ghi tên của mình hoặc hành vi mạo tên, ghi tên của người khác, tên của người không có trên thực tế. Nghiêm cấm hành vi tố cáo dưới dạng truyền rải tờ rơi hoặc đưa lên mạng, nhắn tin nhằm mục đích loan truyền thông tin để hạ thấp uy tín của tổ chức, cá nhân khác.
Thứ ba, đảng viên tham gia cùng với người khác tham gia việc viết đơn và ký tên cùng người khác trong cùng một đơn tố cáo.
Thứ tư, đảng viên thực hiện những hành vi không đúng quy định như đề xuất, chủ trì, tổ chức hoặc tham gia cũng như ủng hộ các điều kiện về vật chất để cho người khác thực hiện việc tố cáo, khiếu nại. Hoặc có những hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo hoặc mua chuộc, cưỡng ép đối với những cá nhân, tổ chức khác buộc họ phải thực hiện việc khiếu nại, tố cáo dưới mọi hình thức.
Thứ năm, đảng viên có hành vi cố ý gửi hoặc phát tán đơn khiếu nại, tố cáo của mình bằng mọi hình thức đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết nhằm mục đích làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, tố cáo.
Thứ sáu, đảng viên không thực hiện những hành vi vi phạm các quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là Đảng viên. Cách đây 1 tuần các hộ dân gần nhà tôi có viết đơn khiếu nại về việc 1 gia đình gần nhà tôi nuôi heo gây ô nhiễm môi trường. Các hộ đó đồng ký tên vào đơn khiếu nại. Tôi cũng ký vào đơn khiếu nại đó. Vậy theo Quy định về những điều Đảng viên không được làm, tôi có vi phạm Điều 5 ở quy định này hay không? (Điều 5 chỉ ghi đơn Tố cáo chứ không có gi đơn khiếu nại). Xin nhờ luật sư trả lời giúp. Xin cảm ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Luật tố cáo năm 2018
– Quy định 47-QĐ/TW về những điều Đảng viên không được làm
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 5 Phần I Quy định 47-QĐ/TW về những điều Đảng viên không được làm như sau:
“I. Những điều đảng viên không được làm
…
5- Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.
Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.
…”
Quy định này được hướng dẫn tại Điều 5 Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW hướng dẫn thực hiện Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của Ban chấp hành Trung Ương về những điều Đảng viên không được làm. Cụ thể như sau:
“Điều 5. Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.
Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.
Đảng viên không được:
1- Tố cáo mang tính bịa đặt với mục đích để hại người khác, như: tạo dựng sự việc không có thật hoặc xuyên tạc sự việc để tố cáo.
2- Viết đơn tố cáo giấu tên (không ghi tên mình), mạo tên (ghi tên người khác hoặc tên người không có thật); tố cáo dưới dạng tờ rơi, đưa lên mạng, nhắn tin để loan tin nhằm hạ uy tín của tổ chức hoặc cá nhân.
3- Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo.
4- Đề xuất, chủ trì, tổ chức, tham gia, ủng hộ vật chất hoặc kích động, xúi giục, mua chuộc, lôi kéo, cưỡng ép tổ chức, cá nhân tố cáo, khiếu nại dưới mọi hình thức.
5- Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo dưới mọi hình thức đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.
6- Có các hành vi vi phạm quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo”
Luật sư tư vấn đảng viên có được viết đơn tố cáo, khiếu nại không: 1900.6568
Theo như quy định này, một trong những điều đảng viên không được làm chính là cùng người khác tham gia viết, ký vào một đơn tố cáo. Tuy nhiên, theo như sự việc mà bạn đã nêu, đơn bạn ký vào ở đây là đơn khiếu nại. Mà theo quy định của pháp luật, khiếu nại và tố cáo là hai vấn đề được quy định ở hai văn bản pháp luật khác nhau. Cụ thể:
Theo quy định tại
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
…….”
Tại Điều 2 Luật tố cáo năm 2018 có quy định như sau:
“1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
…….”
Như vậy, trên cơ sở quy định trên và dựa theo thông tin bạn cung cấp, có thể xác định trường hợp này bạn không vi phạm theo Quy định 47-QĐ/TW và Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW.