Để được đứng trong hàng ngũ Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đó là một điều vinh dự và đáng tự hào. Do đó, cần phải chấp hành nghiêm quy định của pháp luật và phải tuân theo Điều lệ Đảng và các văn bản khác của Ban Chấp hành Trung ương. Vậy theo quy định thì Đảng viên có được định cư ở nước ngoài không?
Mục lục bài viết
1. Đảng viên có được định cư ở nước ngoài không?
Định nghĩa người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định tại khoản 3 Điều 3
Theo quy định hiện nay thì một trong những điều cấm Đảng viên thực hiện cụ thể được nêu tại Điều 9 Quy định 37-QĐ/TW là:
– Báo cáo, kê khai lý lịch, lập hồ sơ, kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp; nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định.
Để hướng dẫn cụ thể điều cấm này với Đảng viên, Uỷ ban kiểm tra Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu cụ thể tại khoản 4 Điều 9 Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW như sau:
– Đảng viên không được nhập quốc tịch nước ngoài, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài không báo cáo, kê khai với tổ chức đảng quản lý trực tiếp, không đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, cũng theo Hướng dẫn 12 năm 2022, Đảng viên có thể chuyển sinh hoạt Đảng ra nước ngoài trong các trường hợp Đảng viên đi học, đi xuất khẩu lao động ở ngoài nước.
Như vậy, có thể thấy, thời gian ra nước ngoài trong các trường hợp nêu trên thường ngắn, có thời hạn cụ thể, rõ ràng thì mới được chuyển sinh hoạt Đảng ra nước ngoài sinh hoạt.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại điểm 2, Điều 2, Quy định số 127-QĐ/TW của Ban Bí thư về việc đảng viên có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài
Đảng viên theo vợ hoặc chồng (là người nước ngoài) ra nước ngoài định cư lâu dài thì tự nguyện làm đơn để xin ra khỏi Đảng. Đối với trường hợp đảng viên chưa nhập quốc tịch nước ngoài và không làm đơn xin ra khỏi Đảng thì tổ chức đảng sẽ tiến hành xem xét việc xóa tên trong danh sách đảng viên; trường hợp đảng viên đã nhập quốc tịch nước ngoài (kể cả trường hợp còn giữ quốc tịch Việt Nam) thì tổ chức đảng làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên (trường hợp đặc biệt do Ban Bí thư quyết định)
Như vậy, theo quy định này thì khi Đảng viên ra nước ngoài định cư theo vợ, chồng là người nước ngoài thì làm đơn xin ra khỏi Đảng. Nếu trường hợp không làm đơn cũng chưa nhập quốc tịch thì sẽ bị xem xét xoá tên trong danh sách Đảng viên.
Do đó, Đảng viên sẽ không được nhập quốc tịch nước ngoài cũng như chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài và mở tài sản cũng như mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định. Đồng thời, nếu trường hợp theo vợ hoặc chồng là người nước ngoài ra nước ngoài định cư thì sẽ bị xoá tên trong danh sách Đảng.
Và duy nhất chỉ trường hợp ra nước ngoài để học tập, làm việc trong thời gian ngắn, cố định thì vẫn có thể thực hiện thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng ra nước ngoài để sinh hoạt trong khoảng thời gian không có mặt tại Việt Nam.
2. Đảng viên được nhập quốc tịch ở nước ngoài không?
– Định cư ở nước ngoài có thể hiểu là việc công dân sinh sống lâu dài ở một nước khác.
– Hiện nay, việc nhập quốc tịch ở nước ngoài đang diễn ra hết sức phổ biến. Số lượng công dân Việt Nam nhập quốc tịch tại nước mà họ sinh sống ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Người dân có xu hướng “nhập ngoại” nhằm nâng cao chất lượng sống cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, công dân thường và Đảng viên là hai chủ thế hoàn toàn khác nhau. Quyền và lợi ích của họ là khác nhau.
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy định 37–QĐ/TW quy định về những điều Đảng viên cấm được thực thi như sau:
– Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, kê khai gia tài, thu nhập không trung thực. Sử dụng văn bằng, chứng từ, ghi nhận giả, không hợp pháp ; nhập quốc tịch, chuyển tiền, gia tài ra nước ngoài, mở thông tin tài khoản và mua và bán gia tài ở nước ngoài trái pháp luật.
Như vậy, một trong những điều cấm mà cán bộ Đảng viên không được làm, đó là nhập quốc tịch.
Đảng và Nhà nước đã có những quy định hết sức chặt chẽ và cụ thể về hành vi cấm của Đảng viên, trong đó có việc nhập quốc tịch và định cư ở nước ngoài. Có thể hiểu, khi nhập quốc tịch, định cư ở nước ngoài, cá nhân sẽ sinh sống lâu dài ở nơi đó.
Mà Đảng viên là những cá nhân hoạt động chuyên trách cho Đảng, là thành tố quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiệm vụ của Đảng viên là phải hoạt động theo đường lối, chỉ đạo của Đảng; hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó; phục vụ Nhà nước, phục vụ nhân dân.
Vì vậy, một trong những yêu cầu mang tính tiên quyết, quan trọng nhất với một Đảng viên, đó là mang quốc tịch Việt Nam; sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Có như vậy, Đảng viên mới đảm bảo được việc hoạt động toàn diện, phục vụ lợi ích của người dân Việt Nam. Cùng với đó, việc cấm nhập quốc tịch và định cư ở nước ngoài sẽ tránh trường hợp ảnh hưởng đến bí mật quốc gia, an ninh chính trị nước nhà.
Như vậy, Đảng viên sẽ không được nhập quốc tịch nước ngoài cũng như chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài và mở tài sản cũng như mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định. Đồng thời, nếu theo vợ hoặc chồng là người nước ngoài ra nước ngoài định cư thì sẽ bị xoá tên trong danh sách Đảng.
Việc cấm Đảng viên không được nhập quốc tịch, định cư ở nước ngoài đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ trong bộ máy hoạt động của Đảng và Nhà nước. Nó giúp duy trì tính tối thượng của Đảng trong vai trò lãnh đạo và quản lý đời sống nhân dân. Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa, với sự lãnh đạo tối cao của Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng viên là những cá thể đảm bảo tính chuyên trách tuyệt đối đó. Vì vậy, những quy định cấm mà pháp luật đưa ra với cán bộ Đảng viên là hoàn toàn hợp lý, khách quan và đúng đắn.
3. Đảng viên đi nước ngoài không xin phép bị xử lý thế nào?
Đảng viên ra nước ngoài phải có trách nhiệm báo cáo và xin phép tổ chức Đảng nơi sinh hoạt. Nếu Đảng viên đi nước ngoài không xin phép thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 34 Quy định 69-QĐ/TW như sau:
– Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
+ Đảng viên tự mình đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở ngoài nước bằng tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
+ Đảng viên nhận lời mời ra nước ngoài hoặc làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài mà không thực hiện việc báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của tổ chức Đảng có thẩm quyền.
+ Đảng viên tự ý ra nước ngoài mà không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt.
Đối với trường hợp đã bị kỷ luật khiển trách mà tái phạm thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). Nếu trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quy định 22/QĐ-TW năm 2021 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của đảng.
THAM KHẢO THÊM: