Công đoàn được xem là tổ chức chính trị, thành lập trong công ty và các doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Vậy những người đang làm việc theo hợp đồng thử việc có phải đóng kinh phí công đoàn hay không?
Mục lục bài viết
1. Đang thử việc có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 170 của
– Người lao động theo quy định của pháp luật sẽ có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật và công đoàn;
– Người lao động đang làm việc trong các công ty, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập hoặc tham gia hoạt động của các tổ chức người lao động tại doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Điều 172, Điều 173 và Điều 174 của
– Các tổ chức đại diện người lao động đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quá trình đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động có liên quan đến hoạt động thành lập, gia nhập Của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ không được phép thực hiện các hành vi nghiêm cấm như sau:
– Phân biệt đối xử với người lao động, các thành viên trong ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động. Bao gồm cụ thể như sau:
+ Yêu cầu tham gia, không tham gia, rời khỏi các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng hoặc gia hạn
+ Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải, đơn phương chấm dứt
+ Phân biệt đối xử về tiền lương, các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, thời gian làm việc của người lao động trong quan hệ lao động;
+ Cản trở dưới bất kỳ hình thức nào, liên tục với khó khăn đến công việc của người lao động nhằm suy yếu hoạt động của các tổ chức đại diện người lao động tại các cơ sở.
– Can thiệp, có hành vi thao túng trong quá trình thành lập, xây dựng kế hoạch, bầu cử, tiến hành hoạt động đưa ra phương án công tác, tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại các cơ sở, trong đó bao gồm hoạt động hỗ trợ tài chính, các biện pháp kinh tế khác nhằm mục đích vô hiệu hóa hoặc dẫn đến hiện tượng suy yếu quá trình thực hiện chức năng đại diện của các tổ chức đại diện người lao động tại các cơ sở, hoặc có hành vi phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở với nhau.
Như vậy có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, người sử dụng lao động sẽ không được quyền can thiệp, thao túng vào quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng công tác, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật công đoàn năm 2012 có quy định về quyền công đoàn. Theo đó, quyền công đoàn là khái niệm để chỉ quyền thành lập, quyền hoạt động, quyền gia nhập công đoàn của người lao động, đoàn viên công đoàn, quyền của các tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật và công đoàn và quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy có thể nói, người lao động có thể lựa chọn gia nhập hoặc không gia nhập công đoàn, việc tham gia công đoàn hay không là do người lao động tự nguyện quyết định, pháp luật không quy định bắt buộc về vấn đề này. Vì vậy:
– Người lao động nếu đang làm việc theo
– Trong trường hợp người lao động đang làm việc theo
2. Lao động thử việc có bắt buộc phải tham gia vào công đoàn cơ sở không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 170 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về quyền thành lập, tham gia, gia nhập hoạt động của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Cụ thể như sau:
– Người lao động hoàn toàn có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn phù hợp với quy định của pháp luật về công đoàn;
– Người lao động làm việc trong các công ty, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập, có quyền tham gia hoạt động của các tổ chức người đại diện lao động tại doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Điều 172, Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Các tổ chức đại diện người lao động hoàn toàn có quyền bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong quá trình đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động với người sử dụng lao động.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, người lao động theo quy định của pháp luật sẽ không bắt buộc phải tham gia công đoàn, người lao động hoàn toàn có quyền lựa chọn tham gia công đoàn hoặc không tham gia vào công đoàn cơ sở. Vì vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc có quyền lựa chọn tham gia công đoàn hoặc không tham gia công đoàn, đó hoàn toàn phụ thuộc vào lựa chọn và nhu cầu tự nguyện của người lao động.
Đồng thời theo quy định của pháp luật hiện nay, không có giới hạn về đối tượng người lao động là người lao động thử việc hai người lao động chính thức thì mới được phép tham gia công đoàn. Vì vậy, trong trường hợp đó là lao động thử việc thì người lao động đó cũng hoàn toàn có quyền lựa chọn tham gia công đoàn hoặc không tham gia công đoàn, pháp luật không quy định bắt buộc.
3. Quyền lợi của lao động thử việc khi tham gia công đoàn cơ sở:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Luật công đoàn năm 2012 có quy định về quyền của các đoàn viên khi tham gia công đoàn. Theo đó, người lao động thử việc khi tham gia công đoàn cơ sở sẽ có các quyền lợi như sau:
– Yêu cầu công đoàn đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi quyền lợi đó bị xâm phạm bởi chủ thể khác trong xã hội;
– Được quyền thông tin, đưa ra ý kiến thảo luận, phát biểu, biểu quyết về các công việc của công đoàn, người lao động sẽ được quyền thông tin và đường lối và chủ trương kèm theo chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước liên quan đến hoạt động của công đoàn và người lao động, được phổ biến và thảo luận về quy định của công đoàn trong quá trình hoạt động;
– Ứng cử, đề cử, bầu cử đối với các cơ quan lãnh đạo trong công đoàn phù hợp với quy định của điều lệ công đoàn Việt Nam, tiến hành các hoạt động chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn trong trường hợp cần thiết, kiến nghị về các phương án xử lý kỷ luật đối với các cán bộ công đoàn khi các cán bộ đó thực hiện hành vi sai phạm;
– Được công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí liên quan đến pháp luật về lao động và công đoàn;
– Được công đoàn hướng dẫn tìm kiếm việc làm, hướng dẫn trợ giúp học nghề, thăm hỏi và giúp đỡ khi xảy ra hiện tượng ốm đau hoặc khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn;
– Tham gia vào các hoạt động văn hóa thể dục thể thao, du lịch do công đoàn tổ chức;
– Đề xuất với công đoàn kiến nghị với các cơ quan và các doanh nghiệp, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật đối với người lao động.
Như vậy có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, khi tham gia công đoàn thì người lao động thử việc sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi nêu trên mà công đoàn đã dành cho các đoàn viên công đoàn.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Luật Công đoàn của Quốc hội năm 2012.