Điều kiện được chuyển sang làm công chức? Đang là viên chức có được thi tuyển chuyển sang làm công chức không? Chuyển từ viên chức sang công chức có phải thi không?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về công chức, viên chức
Thứ nhất, viên chức theo quy định tại Điều 2 Luật viên chức năm 2010, được xác định là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 (Sửa đổi bổ sung tại Luật cán bộ, công chức và
2. Quy định của pháp luật về điều kiện thi tuyển công chức, viên chức
2.1. Điều kiện thi tuyển công chức
Theo quy định tại Điều 36 Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Sửa đổi tại Luật Cán bộ, công chức và
– Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
– Đủ 18 tuổi trở lên;
– Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
– Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
– Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, người đăng ký dự tuyển công chức ngoài các điều kiện đã nêu ở trên thì cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển nhưng không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập và báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt trước khi tuyển dụng.
Lưu ý:
Những cá nhân nằm trong các trường hợp sau không được đăng ký dự tuyển công chức:
– Không cư trú tại Việt Nam;
– Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
2.2. Điều kiện thi tuyển viên chức
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 22 Luật viên chức năm 2010, để dự tuyển viên chức, người đăng ký dự tuyển không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam
– Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
– Có đơn đăng ký dự tuyển;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
– Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
– Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 115/2020/NĐ-CP người đăng ký dự tuyển viên chức ngoài những điều kiện đã nêu ở trên phải đảm bảo có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp.
Ngoài ra, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được bổ sung các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm nhưng không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập
Đặc biệt, đối với những người đăng ký dự tuyển vào vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao tuổi dự tuyển có thể thấp hơn 18 tuổi nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên và được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.
Lưu ý:
Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng
Thứ hai, theo quy định tại Điều 2 Thông tư 15/2012/TT-BNV, hồ sơ đăng ký dự tuyển viên chức được xác định bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Đơn đăng ký dự tuyển viên chức theo mẫu
– Bản Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt;
– Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ điều kiện được khám sức khỏe chứng nhận
– Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có) được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực.
3. Quy định về trường hợp viên chức chuyển sang công chức
3.1. Điều kiện tiếp nhận viên chức chuyển sang công chức theo quy định
Theo quy định tại Điều 37 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (Sửa đổi tại Khoản 5 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), công chức được tuyển dụng theo phương thức sau đây:
Thứ nhất, thông qua thi tuyển
Thứ hai, thông qua xét tuyển đối với các nhóm đối tượng sau:
– Cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
– Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
Thứ ba, thông qua hình thức người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với trường hợp sau đây:
– Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
– Cán bộ, công chức cấp xã;
– Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
– Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với người đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý khác theo quy định của Chính phủ trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; người được tiếp nhận phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;
– Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
Như vậy, đối với người đang là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập cũng có thể được chuyển sang làm công chức nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 37 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (Sửa đổi tại Khoản 5 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) và Hướng dẫn tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Một là, đơn vị tiếp nhận đang có nhu cầu tuyển dụng
– Hai là, viên chức chỉ được xem xét tiếp nhận vào làm công chức nếu không trong thời hạn xử lý kỷ luật
– Ba là, viên chức phải không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (Sửa đổi tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)
– Bốn là, viên chức phải đáp ứng điều kiện có đủ 05 năm công tác trở lên ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn)
3.2. Quy trình xem xét tiếp nhận công chức
Việc tiếp nhận viên chức sang làm công chức được thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 19 Nghị định 24/2010/NĐ-CP và Hướng dẫn tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP như sau:
Thứ nhất, thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch
Khi tiếp nhận viên chức vào công chức người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Hội đồng kiểm tra, sát hạch có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
– Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức;
– Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý công chức;
– Một Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức của bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý công chức;
– Các Ủy viên khác là đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến vị trí tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định.
Thứ hai, Hội đồng kiểm tra, sát hạch tiến hành kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
Sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận. Hình thức và nội dung sát hạch do Hội đồng kiểm tra, sát hạch căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch;
Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Trường hợp số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Lưu ý:
Người được tuyển dụng, tiếp nhận vào công chức được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước ngày tuyển dụng, tiếp nhận vào công chức (nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) được tính để làm căn cứ xếp ngạch, bậc lương phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng.