Các công việc phải thực hiện khi đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp? Phân tích cụ thể các trường hợp khi đăng ký thuế:
Tổ chức lại doanh nghiệp mang đến các thay đổi cơ bản trong bản chất hoạt động của doanh nghiệp. Các nghĩa vụ và quyền lợi từ doanh nghiệp thay đổi. Do đó mà tính chất trong đăng ký thuế cũng phải được thực hiện lại. Vừa đảm bảo hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước. Vừa giúp cho các doanh nghiệp xác định và thực hiện đúng phần nghĩa vụ của mình. Nó cũng ảnh hưởng tới những quyền lợi tương ứng mà họ nhận được. Với từng hình thức tổ chức lại, cùng tìm hiểu cách thức đăng ký thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Quản lý thuế năm 2019;
– Thông tư Số: 105/2020/TT–BTC của Bộ tài chính Hướng dẫn về đăng ký thuế.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Các công việc phải thực hiện khi đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp:
Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp quy định tại Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14. Đây là nội dung mới được quy định trong khi luật mới được ban hành. Mang đến những thông tin nhận thức đầy đủ cho các chủ thể tham gia về cách thức thực hiện. Từ đó mang đến hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước. Cùng với đó là đảm bảo các quyền lợi hay lợi ích của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã bổ sung quy định mới về thực hiện thủ tục Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp. Đồng thời có các hướng dẫn hồ sơ, cách thức thực hiện cụ thể trong Thông tư Số: 105/2020/TT–BTC của Bộ tài chính. Giúp người nộp thuế nắm được quy định khi thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp. Cụ thể:
Quy định pháp luật:
“Điều 38. Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh khi tổ chức lại doanh nghiệp thì thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi tổ chức lại doanh nghiệp phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với tổ chức bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất hoặc thay đổi thông tin đối với tổ chức bị tách và đăng ký mới hoặc thay đổi thông tin đối với tổ chức mới sau khi chia, tách hoặc được sáp nhập, hợp nhất.”
Phân tích quy định:
Với hai trường hợp được xác định ở hai khoản khác nhau, giúp người nộp thuế xác định công việc một cách cụ thể hơn. Khi đó, tính chất nộp thuế đồng thời với thời điểm đăng ký hoạt động có thể được tiến hành. Khi đó, các cơ quan tiếp nhận đăng ký lại doanh nghiệp sẽ đồng thời tiếp nhận đăng ký thuế. Các yêu cầu được người nộp thuế đưa ra cùng với những yêu cầu khác. Đảm bảo cho các hoạt động đảm bảo đối với mặt pháp lý và cả mặt triển khai trên thực tế.
Với trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp, bao gồm chia, tách, hợp nhất hay sáp nhập. Tính chất hoạt động cơ bản của doanh nghiệp không còn được phản ánh hiệu quả. Từ đó mà quyền lợi hay nghĩa vụ của người nộp thuế với nhà nước không còn được đảm bảo như ban đầu. Do đó mà họ cần đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế. Khi đó, mã số thuế phản ánh cho doanh nghiệp cũ phải được chấm dứt về hiệu lực. Thay vào đó là mã số thuế mới hình thành với đăng ký mới hoặc thay đổi thông tin đối với tổ chức mới. Các tính chất khác nhau dựa trên bản chất của hình thức tổ chức lại doanh nghiệp trên thực tế.
Kết luận:
Như vậy với một doanh nghiệp tổ chức lại, cần thực hiện các đăng ký thuế. Từ đó có được mã số thuế để đảm bảo phản ánh các hoạt động tương ứng trong tìm kiếm lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, người nộp thuế có thể thực hiện đồng thời đăng ký thuế khi đăng ký lại doanh nghiệp như quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Quản lý thuế năm 2019.
Ngoài ra, với các trường hợp tổ chức lại, cần thiết phản ánh đúng mã số thuế mới cho doanh nghiệp sau khi được tổ chức lại. Do đó phải thực hiện các đăng ký thuế mới cho các doanh nghiệp mới hình thành. Hoặc thay đổi thông tin phản ánh với doanh nghiệp sau khi tổ chức lại. Ở trường hợp này, người quản lý thuế phải đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế. Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Quản lý thuế năm 2019. Cùng tìm hiểu các cách thức thực hiện cụ thể cho việc tổ chức lại ở mục 2 dưới đây.
2. Phân tích cụ thể các trường hợp khi đăng ký thuế:
Các trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp mang đến những kết quả khác nhau đối với kết quả nhận được. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ có tính chất quản lý, điều hành và hoạt động thay đổi. Do đó mà các quyền lợi hay nghĩa vụ cần xác định lại phù hợp với quy định pháp luật. Trong đó, là mã số thuế trong đăng ký thuế cũng cần phản ánh tương ứng. Nội dung này được thể hiện trong Điều 20 Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại. Quy định trong thông tư 105/2020/TT–BTC của Bộ tài chính Hướng dẫn về đăng ký thuế.
2.1. Chia tổ chức:
Đối với tổ chức bị chia:
Kết quả sau khi chia là hình thành hai hay nhiều tổ chức mới. Do đó mà mã số thuế ban đầu không đảm bảo sử dụng với những tổ chức này. Mỗi tổ chức mới phải đảm bảo có một mã số thuế mới để hoạt động. Tổ chức bị chia phải làm thủ tục, hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế và Điều 14 Thông tư này.
Cơ quan thuế thực hiện giải quyết nhu cầu chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị chia. Quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế và Điều 15, Điều 16 Thông tư này.
Đối với tổ chức mới được chia:
Phải đảm bảo có mã số thuế mới để hoạt động. Thông qua thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế. Quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 Luật Quản lý thuế và Điều 7 Thông tư này.
Cơ quan thuế thực hiện giải quyết nhu cầu với trình tự và thủ tục đảm bảo. Kết quả là cấp mã số thuế mới cho từng tổ chức mới. Quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế và Điều 8 Thông tư này.
2. Tách tổ chức:
Đối với tổ chức bị tách:
Tổ chức bị tách vẫn hoạt động nhưng với quy mô và tính chất khác. Do đó phải thực hiện thay đổi thông tin đăng ký thuế. Thông qua thủ tục yêu cầu cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn là 10 ngày làm việc. Kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan thuế giải quyết nhu cầu theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý thuế và Điều 11 Thông tư này.
Hồ sơ gồm:
– Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư.
– Bản sao Quyết định tách tổ chức.
– Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác.
Do tính chất thay đổi, tổ chức bị tách vẫn sử dụng mã số thuế cũ để thực hiện nghĩa vụ thuế.
Đối với tổ chức được tách:
Là các tổ chức mới được hình thành. Do đó phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế. Quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 Luật Quản lý thuế và Điều 7 Thông tư này. Khi đó, với thủ tục đảm bảo, cơ quan sẽ được cấp mã số thuế mới. Quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế và Điều 8 Thông tư này.
3. Sáp nhập tổ chức:
Tổ chức nhận sáp nhập vẫn hoạt động với quy mô và tính chất thay đổi. Nên được giữ nguyên mã số thuế, các tổ chức bị sáp nhập bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Tổ chức bị sáp nhập:
Phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế và Điều 14 Thông tư này.
Cơ quan thuế tiến hành giải quyết theo thủ tục. Kết quả là chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế và Điều 15, Điều 16 Thông tư này.
Tổ chức nhận sáp nhập:
Cần thực hiện thủ tục để thay đổi thông tin đăng ký thuế đảm bảo cho doanh nghiệp mới hoạt động. Nộp hồ sơ đến cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc. Kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác.
Hồ sơ gồm:
– Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao Hợp đồng sáp nhập hoặc văn bản tương đương;
– Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác.
Cơ quan thuế tiến hành thủ tục thay đổi thông tin thuế cho các doanh nghiệp đó. Vẫn giữ nguyên mã số thuế để doanh nghiệp sử dụng trong thực hiện nghĩa vụ tương ứng. Theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý thuế và Điều 11 Thông tư này.
4. Hợp nhất tổ chức:
Tổ chức bị hợp nhất:
Sau khi hợp nhất, các tổ chức này không còn hoạt động với tính chất độc lập. Bị hợp nhất vào các doanh nghiệp khác để trở thành doanh nghiệp mới. Do đó mà cần thực hiện các thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế và Điều 14 Thông tư này. Cơ quan thuế dựa trên hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế để tiến hành giải quyết các nhu cầu tương ứng. Quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế và Điều 15, Điều 16 Thông tư này.
Tổ chức hợp nhất:
Trở thành doanh nghiệp mới với các tính chất hoạt động khác. Cần đảm bảo có mã số thuế mới để thực hiện các nghĩa vụ thuế. Do đó, thực hiện thủ tục đăng ký thuế gửi cơ quan thuế tiếp nhận và giải quyết. Quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 Luật Quản lý thuế và Điều 7 Thông tư này. Được cấp mã số thuế mới theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế và Điều 8 Thông tư này.
Trên đây là nội dung tư vấn của