Đăng ký sự kiện hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Quy định về vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
Đăng ký sự kiện hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Quy định về vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
Tóm tắt câu hỏi:
luật sư cho em hỏi ủy ban nhân dân có trách nhiệm ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án của Tòa án quân sự không? tại sao? ủy ban nhân dân cấp nào có thẩm quyền thực hiện đăng ký hộ tịch cho công dân nước ngoài đang ở Việt Nam? ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA về vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự:
"2. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh, những vụ án hình sự mà người phạm tội không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, nếu họ phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội, cụ thể là:
a) Bí mật quân sự là bí mật của Quân đội bí mật về an ninh quốc phòng được xác định là bí mật quân sự và được quy định trong các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
b) Gây thiệt hại cho Quân đội là gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của những người quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh hoặc tài sản của những người này được Quân đội cấp phát để thực hiện nhiệm vụ quân sự; gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội. Tài sản của Quân đội là tài sản do Quân đội quản lý, sử dụng, kể cả trường hợp Quân đội giao tài sản đó cho dân quân, tự vệ hoặc bất kỳ người nào khác quản lý, sử dụng để chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ quân sự. Cũng được coi là gây thiệt hại cho Quân đội trong trường hợp người đang bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam do Quân đội quản lý mà lại tiếp tục phạm tội."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Có thể thấy, Tòa án quân sự chỉ xét xử những vụ án hình sự hoặc những vụ án dân sự nhưng có liên quan trực tiếp tới đối tượng trong ngành quân đội, hoặc liên quan đến tài sản của quân đội, ngoài ra những vụ việc khác sẽ do Tòa án khác có quyền xét xử.
Đối với các vấn đề phải đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật hộ tịch 2014 thì đơn thuần chỉ là các vấn đề như đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, xác nhận cha, mẹ con, thay đổi họ tên…nên Tòa án giải quyết những vấn đề này phải là Tòa án nhân dân, còn Tòa án quân sự sẽ không có thẩm quyền giải quyết nên sẽ không phát sinh quyết định hoặc bản án nào về việc giải quyết vấn đề hộ tịch. Còn vấn đề ủy ban nhân dân cấp nào có thẩm quyền đăng ký hộ tịch cho người nước ngoài đang ở Việt Nam thì sẽ là ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật hộ tịch 2014:
"2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:
a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này có yếu tố nước ngoài;
b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;
c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này."