Quy định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng? Quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung?
Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản là một việc làm được rất nhiều các chủ thể trong quá trình hoạt động và sinh sống của mình đều tiến hành thực hiện. Việc này được pháp luật Đất đai và pháp luật Dân sự quy định rất rõ ràng trong quá trình đang ký phần tài sản như nhà ở, đất ở, đất vườn,…. Bên cạnh việc quy định đang ký đối với những tài sản nói chung thì pháp luật hiện hành cũng có các quy định liên quan đến việc đăng ký quyền ở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung của vợ chồng. Do đó, quá trình đăng ký này thể hiện sự công nhận và chứng thực của cơ quan có thẩm quyền Nhà nước đối với tài sản nhằm xác định về mặt pháp lí tài sản đó thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Vậy pháp luật hiện hành đã có quy định về nội dung đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung vợ chồng như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giải đáp các thắc mắc của quý bạn đọc về nội dung này.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng
Vấn đề đăng ký các quyền đối với tài sản nói chung hay tài sản chung của vợ chồng nói riêng thì đều có sự bắt nguồn từ quy định trong pháp luật dân sự về đăng kí quyền sở hữu. Các quy định những tài sản cần phải đăng kí quyền sở hữu như nhà ở,… đã xuất hiện trong pháp luật Dân sự từ những năm 1958 và được kế thừa qua các Bộ Luật cho đến hiện nay. Do đó, pháp luật này cũng có quy định về việc thực hiện đăng kí quyền sở hữu chung của vợ chồng nếu những tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.
Bên cạnh việc quy định này trong Bộ luật Dân sự thì các nhà làm luật cũng đã có đua các quy định về việc phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng trong
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.
Từ quy định nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng phần tài sản chung của vợ chồng hình thành trong thời kỳ hôn nhân được pháp luạt hôn nhân và gia đình quy định thì bao gồm các loại tài sản như sau:
Một là, Tài sản chung của vợ chồng được xác định là phần tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân.
Tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp này được pháp luật quy định là phần tài sản có thể do công sức của cả hai vợ chồng tạo ra hoặc chỉ do vợ ( chồng) tạo ra trong thời kì hôn nhân, bằng cách trực tiếp vợ hoặc chồng thực hiện việc lao động sản xuất, tiền lương… hoặc gián tiếp thông qua các giao dịch dân sự như: buôn bán, đầu tư tìm kiếm lợi nhuận…. Ngoài ra phần tài sản chung còn được xác định là số hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản chung khác và đây là thu nhập có được trong thời kì hôn nhân.
Hai là tài sản chung của vợ chồng là “ thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chông trong thời kì hôn nhân; là tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung”.
Như vậy, từ quy đinh về tài sản chung vợ chồng được nêu ra ở trên thì ngoài những căn cứ xác lập tài sản chung, tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì so với trong
2. Quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì trong quan hệ hôn nhân thuộc được thiết lập dựa trên nguyên tắc và tính chất về việc chung sống góp chung các của cải công sức của hai vợ chồng để tạo nên khối tài sản nhằm xây dựng gia đình, bảo đảm cho gia đình thực hiện tốt chức năng xã hội của nó như phát triển kinh tế, tạo điều kiện tốt cho nuôi dạy con. Chính vì thế mà pháp luật Hôn nhân và gia đình đã có các quy định về tài sản chung của vợ chồng như đã được phân tích ở mục 1 và có thể khẳng định thêm một lần nữa đó là phàn tài sản chung vợ chồng này không nhất thiết phải do công sức của cả hai vợ chồng trực tiếp tạo ra, có thể chỉ do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời ký hôn nhân. Do đó, phần tài sản chung của vợ chồng được xác định theo quy định của pháp luật là dựa trên thời điểm hình thành và nguồn gốc xuât xử của tài sản đó. Đố với phần tài sản chung vợ chồng này cũng được quy định về việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung giống như các tài sản thông thường khác và vấn đề này được quy định tại Điều 34, cụ thể:
“1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.”
Từ quy định này cho thấy, pháp luật tôn trọng quyền bình đẳng đối với các chủ thể là vợ chồng trong quá trình tạo lập tài sản và thực hiện quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung của vơ chồng. Bởi lẽ Luật hôn nhân và gia đình có quy định này là để tránh những vướng mắc khi giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, đối với phần tài sản chung của vợ chồng là đất đai thì các quyền quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung này trên đất mà vợ chồng có được trước khi kết hôn do được thừa kế riêng, tặng cho riêng đương nhiên là tài sản chung trừ khi vợ chồng có thỏa thuận khác.
Ngoài ra đối với phần tài sản chung của vợ chồng là nhà ở, đất đai, và các tài sản chung khác thì đều phải thực hiện quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung của vơ chồng. Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì sau khi thực hiện việc đăng ký tài sản chung thì trên giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng. Việc quy định về vấn đề ghị cả tên của vợ chồng là đồng sở hữu phần tài sản chung vợ chồng này nhằm mục đích giải quyết các tranh chấp giữ các bên vợ chồng được thực hiện đơn giản hơn. Mặt khác, pháp luật này cũng có đưa ra các quy định về vấn đề đối với những tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp nhưng không chứng minh được tài sản đó là tài sản riêng thì tài sản đó là tài sản chung. Và cụ thể:
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình quy định như sau: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.”
Bởi lẽ pháp luật có đựa ra quy định về quyền bình đằng rong tạo lập tài sản chung thì cũng đồng nghĩa với đó là việc vợ chồng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đối với phần tài sản chung mà vợ chồng đã tạo lập ra. Không những thế mà trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản để đầu tư, kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận thì vợ đều có quyền bình đảng đối với khối tài sản này.
Mặt khác, pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành cũng đã đưa ra các quy định về việc vợ, chồng có thể thực hiện việc ủy quyền cho nhau thì người được ủy quyền có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung trong phạm vi được ủy quyền.