Nội qui lao động là một trong những nội dung quan trọng trong quan hệ lao động, nội qui lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành, đưa ra các quy tắc xử sự trong quan hệ lao động mà người lao động cần phải tuân thủ. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì đăng ký nội qui lao động khi chưa thành lập công đoàn được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đăng ký nội quy khi chưa thành lập công đoàn như thế nào?
Trước hết, công đoàn là một tổ chức chính trị xã hội rộng lớn, công đoàn đại diện cho giai cấp công nhân và đại diện cho phía người lao động trong quan hệ lao động, công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện và là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, công đoàn được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên thực tế hiện nay, công đoàn đại diện cho các tầng lớp cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội nhằm mục đích chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, quyền lợi chính đáng cho người lao động.
Đồng thời, công đoàn có quyền tham gia vào quá trình quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, tham gia vào vấn đề thanh tra kiểm tra, tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, các đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp, đồng thời công đoàn còn có chức năng tuyên truyền vận động người lao động học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn kĩ năng nghề nghiệp, chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật, tham gia vào quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, công đoàn có vai trò vô cùng quan trọng, công đoàn cũng góp phần đưa ra ý kiến để bảo vệ quyền lợi của người lao động trong quá trình đăng ký nội quy lao động của người sử dụng lao động.
Căn cứ theo quy định tại Điều 119 của
– Người sử dụng lao động trong trường hợp sử dụng với số lượng từ 10 người lao động trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký nội quy lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể trong trường hợp này được xác định là cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh;
– Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp thành phần hồ sơ đăng ký
– Trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được thành phần hồ sơ đăng ký
– Người sử dụng lao động trong trường học có các chi nhánh, cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị đặt tại nhiều địa bàn khác nhau thì cần phải gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, cơ sở sản xuất kinh doanh và đơn vị;
– Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và điều kiện cụ thể, cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện thủ tục đăng ký nội quy lao động theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 120 của
– Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
– Nội quy lao động phù hợp với quy định của pháp luật;
– Văn bản đóng góp ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với trường hợp có sự hiện diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
– Văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến vấn đề kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất của người lao động.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật công đoàn năm 2012 có quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn. Theo đó, công đoàn được hoạt động theo các nguyên tắc như sau:
– Công đoàn được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ;
– Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo nội dung ghi nhận tại Điều lệ công đoàn Việt Nam, hoạt động phù hợp với chủ trương đường lối, chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước Việt Nam.
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục đăng ký nội quy khi chưa thành lập công đoàn. Theo quy định của pháp luật, trong khoảng thời gian 10 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động cần phải nộp thành phần hồ sơ đăng ký nội quy lao động tại cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đồng thời, tổ chức công đoàn được thành lập dựa trên nguyên tắc tự nguyện và thỏa thuận, và không bắt buộc thành lập công đoàn trước khi thực hiện thủ tục đăng ký nội quy lao động.
2. Nội quy lao động có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 121 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về hiệu lực của nội quy lao động. Theo đó:
– Nội quy lao động sẽ có hiệu lực sau khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại Điều 119 của Bộ luật lao động năm 2019 nhận được đầy đủ thành phần hồ sơ đăng ký nội quy lao động;
– Trong trường hợp người sử dụng lao động sử dụng với số lượng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực của nội quy lao động đó sẽ do người sử dụng lao động quyết định cụ thể trong nội quy lao động.
Theo đó thì có thể nói, nội quy lao động về bản chất sẽ có hiệu lực sau khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ thành phần hồ sơ đăng ký nội qui lao động. Bên cạnh đó, hiệu lực của nội qui lao động trong trường hợp người sử dụng lao động sử dụng với số lượng dưới 10 người lao động thì sẽ do người sử dụng lao động tự quyết định.
3. Nội quy lao động cần bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 118 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về nội quy lao động. Theo đó, người sử dụng lao động cần phải ban hành nội quy lao động trong trường hợp người sử dụng lao động sử dụng với số lượng từ 10 người lao động trở lên, khi đó nội quy lao động bắt buộc phải được lập thành văn bản. Nội quy lao động cần phải bao gồm một số nội dung cơ bản, nội dung phản ánh trong nội qui lao động không được trái với quy định của pháp luật về lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Nội qui lao động phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
– Thời gian làm việc của người lao động, thời gian nghỉ ngơi của người lao động;
– An ninh trật tự tại nơi làm việc, vấn đề an toàn vệ sinh lao động của người lao động trong quá trình làm việc;
– Phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Quy trình và thủ tục xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Bảo vệ tài sản và bảo vệ bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động, bảo vệ bí mật công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
– Trách nhiệm vật chất, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động trong trường hợp có hành vi vi phạm;
– Trường hợp người sử dụng lao động có quyền tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng các bên đã ký kết ban đầu;
– Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong trường hợp người lao động có hành vi vi phạm.
Theo đó, nội quy lao động cần phải bao gồm những nội dung chủ yếu nêu trên. Bên cạnh đó, trước khi ban hành nội quy lao động, trước khi sửa đổi bổ sung nội qui lao động, người sử dụng lao động bắt buộc phải thực hiện thủ tục tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với những nơi có sự hiện diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Nội quy lao động cũng cần phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính trong nội quy lao động đó cần phải được niêm yết công khai ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc để người lao động dễ nắm bắt và tiếp cận.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Luật Công đoàn 2012.
THAM KHẢO THÊM: