Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục pháp lý mà cá nhân, tổ chức đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu hợp pháp nhãn hiệu sản phẩm. Vậy, có thể đăng ký nhãn hiệu với sản phẩm gạch men, gạch xây dựng hay không? Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký nhãn hiệu gạch xây dựng, gạch men?
Mục lục bài viết
1. Hiểu biết chung về đăng ký nhãn hiệu với sản phẩm gạch men, gạch xây dựng:
1.1. Có bắt buộc phải thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho gạch men, gạch xây dựng không?
Đăng ký nhãn hiệu cho gạch men gạch xây dựng là thủ tục pháp lý do cá nhân tổ chức thực hiện để được cấp văn bằng bảo hộ tương ứng – giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm này xây dựng. Việc đăng ký nhãn hiệu gạch men gạch xây dựng đảm bảo quyền lợi cho cá nhân, tổ chức về nhãn hiệu sản phẩm, tránh xảy ra tranh chấp không đáng có mà không tìm được cơ sở pháp lý chứng minh.
Hiện nay pháp luật không có quy định bắt buộc về đăng ký nhãn hiệu cho việc xây dựng và gạch men. Tuy nhiên, các cá nhân tổ chức vẫn nên thực hiện thủ tục này bởi khi đăng ký thành công có thể trở thành chủ sở hữu đối với nhãn hiệu về xây dựng và có các quyền được nhà nước bảo hộ như:
– Được độc quyền sử dụng nhãn hiệu gạch xây dựng mà bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác không được tự ý sử dụng hoặc đạo nhái;
– Có thể cho người khác sử dụng nhãn hiệu gạch xây dựng thông qua hợp đồng li xăng;
– Khi đã là chủ sở hữu nhãn hiệu thì có quyền chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu cho một chủ thể khác thông qua giao dịch tặng cho, chuyển nhượng và góp vốn. Mục đích chính của việc này là thu lợi trong những trường hợp không tiếp tục sử dụng;
– Việc đăng ký nhãn hiệu đã được thông qua sẽ giúp ngăn cấm hành vi sử dụng nhãn hiệu trái phép, các dấu hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu mà mình đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Trong quá trình sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký nếu phát hiện ra hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức khác thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền sử dụng các biện pháp hành chính, hình sự, dân sự để xử lý hành vi xâm phạm quyền của mình đối với nhãn hiệu.
Như vậy việc đăng ký nhãn hiệu có ý nghĩa vô cùng to lớn tránh gặp nhiều rủi ro tổn hại đến thương hiệu, việc xây dựng thương hiệu gắn liền với nhãn hiệu thông thường mất rất nhiều thời gian vì vậy nếu không đăng ký có khả năng sẽ bị mất quyền đối với thương hiệu này. Đây chính là tổn thất to lớn đối với cá nhân tổ chức.
Nhóm sản phẩm khi đăng ký nhãn hiệu cho gạch xây dựng
1.2. Đăng ký nhãn hiệu cho gạch xây dựng, gạch men được xếp vào nhóm nào?
Đăng ký nhãn hiệu cho gạch xây dựng nằm trong danh mục sản phẩm dịch vụ được bảng phân loại quốc tế về hàng hóa dịch vụ theo thỏa ước Nice quy định. Theo đó gạch xây dựng thuộc nhóm 19 và có thể mô tả theo một số cách cụ thể như:
– Nhóm 19: Gạch xây các loại, gạch pa nen, gạch chống nóng.
– Nhóm 19: Gạch ngói đất sét nung; gạch ngói đất sét nung có tráng men.
– Nhóm 19: Gạch xây dựng; gạch có hoa văn (gạch bông); gạch men; gạch ốp tường; gạch ốp bồn hoa; gạch trang trí.
– Nhóm 19: Vật liệu xây dựng bằng gốm; vật liệu xây dựng bằng sứ; vật liệu xây dựng phi kim loại cụ thể là gạch ngói đất sét nung, gạch ốp lát ceramic và granite, vật liệu chịu lửa không bằng kim loại dùng cho xây dựng; thuỷ tinh dùng trong xây dựng cụ thể là kính tấm [cửa sổ], kính nổi, dùng cho xây dựng, kính an toàn, kính cách âm cách nhiệt, tấm lát và ngói bằng thuỷ tinh; hạt thuỷ tinh dùng để đánh dấu đường; cửa nhựa, khung cửa không bằng kim loại; vật liệu xây dựng chịu lửa không làm bằng kim loại.
2. Hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu với sản phẩm gạch men, gạch xây dựng:
Cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây để tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho gạch xây dựng gồm những giấy tờ, tài liệu như sau:
– Chuẩn bị 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Tờ khai được dựa theo hướng dẫn của mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;
Lưu ý về phần mô tả nhãn hiệu:
+ Mẫu nhãn hiệu phải được thể hiện rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có;
+ Các từ, hoặc ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ bắt buộc phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập;
+ Thông tin về Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11).
– Cần gửi kèm theo 05 Mẫu nhãn hiệu;
Lưu ý về mẫu nhãn hiệu:
+ Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải có sự đồng nhất với mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký bao gồm kể cả về kích thước và màu sắc;
+ Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng thông tin và đảm bảo kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm.
+ Trong trường hợp yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí;
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
– Giấy uỷ quyền (nếu cá nhân, tổ chức không trực tiếp nộp đơn đăng ký nộp mà thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
– Quy chế quy định việc sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
– Những tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu phải được thể hiện bằng bản thuyết minh đầy đủ thông tin (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Trong trường hợp nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương thì cần có thêm bản đồ khu vực địa lý;
– Ngoài ra, nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương thì cần có thêm Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đồng ý cho việc sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu đã nêu.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký nhãn hiệu gạch xây dựng, gạch men:
Bước 1: Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
– Chuẩn bị hồ sơ: Cá nhân chuẩn bị theo hướng dẫn tại mục 3 bài viết
– Nơi nộp hồ sơ: có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
– Hình thức nộp hồ sơ:
Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn bắt buộc phải chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó.
Ngoài ra, nếu có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, người nộp đơn có thể nộp hồ sơ trực tuyến.
Bước 2. Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu
Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu. Đơn đăng ký nhãn hiệu bắt buộc phải thực hiện qua bước thẩm định để đánh giá tính hợp lệ của đơn bao gồm:
các loại giấy tờ cần thiết; phân nhóm; phân loại đối tượng nêu trong đơn; quyền nộp đơn;…
– Khi xét thấy đơn đăng ký đã hợp lệ thì cơ quan quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
– Trường hợp đơn đăng ký không được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp thuận thì bắt buộc phải ra thông báo từ chối nêu rõ lý do.
Thời gian thẩm định hình thức là 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Bước 3: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian để công bố đơn đăng ký nhãn hiệu được diễn ra trong vòng 2 tháng. Mẫu đơn này khi đã được chấp nhận là hợp lệ thì phải công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Bước 4: Thẩm định nội dung
Việc thẩm định nội dung sẽ được thực hiện đồng thời cùng thời điểm công bố đơn đăng ký nhãn hiệu. Bước này được xây dựng nhằm đánh giá khả năng được cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Thời hạn theo quy định để thẩm định nội dung là từ 6 tháng tính từ thời điểm công bố đơn.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Thông tư 16/2016/TT-BKHCN sửa hướng dẫn về sở hữu công nghiệp.