Đăng ký kinh doanh nhưng chưa khai thuế thì bị xử phạt như thế nào?Xử phạt vi phạm hành chính với hành vi chậm đăng ký thuế, khai thuế?
Đăng ký kinh doanh nhưng chưa khai thuế thì bị xử phạt như thế nào?Xử phạt vi phạm hành chính với hành vi chậm đăng ký thuế, khai thuế?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi có một vấn đề thắc mắc mong luật sư tư vấn giúp ạ: Tôi đăng ký thành lập hợp tác xã và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã vào ngày 26 tháng 01 năm 2016, nhưng tôi chưa đăng ký mã số thuế và cũng chưa thực hiện sản xuất kinh doanh thì có phát sinh nghĩa vụ nộp thuế hay vi phạm pháp luật không? Trình tự giải quyết như thế nào là chính xác ạ? Rất mong nhận được phản hồi tư vấn sớm từ Qúy
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Hợp tác xã trước khi hoạt động phải thực hiện đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi dự định đặt trụ sở chính.
Đối tượng đăng ký thuế theo Điều 21 Luật quản lý thuế 2006 thì:
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh.
– Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân.
– Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay.
– Tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về thuế.
Thời hạn đăng ký thuế: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày:
Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ gia đình, cá nhân thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay;
Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;
Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế.
Như thế, trong trường hợp này, khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã có trách nhiệm đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày.
Đối với việc khai thuế thì
Chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
Như thế, tùy theo khi phát sinh nghĩa vụ nộp thuế thì trong thời hạn được nêu trên hợp tác xã phải thực hiện nghĩa khai thuế và nộp thuế.
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 166/2013/TT-BTC thì
Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc
– Không
– Không nộp hồ sơ đăng ký thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
Và xử phạt hành chính với hành vi chậm khai thuế theo Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC thì
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC).
– Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
– Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
– Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
– Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.
+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).
+ Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
– Thời hạn nộp hồ sơ quy định tại Điều này bao gồm cả thời gian được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
– Không áp dụng các mức xử phạt quy định Điều này đối với trường hợp người nộp thuế trong thời gian được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế.
– Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử phạt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC, nếu dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định tại Điều 106 Luật quản lý thuế 2006 và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật quản lý thuế 2006.
Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định và cơ quan thuế đã ra quyết định ấn định số thuế phải nộp. Sau đó trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế hợp lệ và xác định đúng số tiền thuế phải nộp của kỳ nộp thuế thì cơ quan thuế xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định. Cơ quan thuế phải ra quyết định bãi bỏ quyết định ấn định thuế.
Trường hợp hơp tác xã của bạn có hành vi chậm đăng ký thuế nhưng chưa phát sinh nghĩa vụ nộp thuế thì hợp tác xã có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức là 1.400.000 đồng và sẽ thực hiện nghĩa vụ đăng ký thuế theo quy định của Luật quản lý thuế như ban đầu sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp phạt.