Căn cứ pháp lý của thủ tục đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ chết sơ sinh? Thủ tục đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ chết sơ sinh? Quy định của pháp luật về đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ chết sơ sinh?
Khai sinh, khai tử là quyền nhân thân của mỗi cá nhân. Quyền được khai sinh, khai tử đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ- CP của Chính phủ về việc đăng ký và quản lý hộ tịch thì cha mẹ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh trong vòng 60 ngày khi trẻ em sinh ra và người chết trong vòng 15 ngày phải đăng ký khai tử. Tuy nhiên, có rất nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình đăng ký khai sinh, khai tử cho trẻ trẻ chết sơ sinh. Một số ý kiến cho rằng chỉ tiến hành đăng ký khai sinh hoặc khai tử cho trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên còn đối với những trường hợp trẻ em sinh ra mà chết trước 24 giờ thì không cần đăng ký khai sinh, khai tử. Từ đó dẫn đến việc đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ chết sơ sinh còn gặp nhiều rắc rối. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc về thủ tục đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ chết sơ sinh theo quy định của pháp luật hiện nay.
Luật sư
1. Căn cứ pháp lý của thủ tục đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ chết sơ sinh
– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
– Luật Hộ tịch ngày 20 tháng 11 năm 2014
– Luật Hôn nhân và gia đình ngày 19 tháng 6 năm 2014
2. Thủ tục đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ chết sơ sinh
2.1. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ chết sơ sinh
– Trình tự, thủ tục thực hiện
+ Bước 1: Công dân nộp hồ sơ theo quy định tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết thì cha, mẹ, người giám hộ có trách nhiệm đến tại Ủy ban nhân dân cấp xã để làm thủ tục đăng ký khai sinh theo đúng quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
+ Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiến hành tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, luân chuyển hồ sơ đến bộ phận chuyên môn thụ lý (hoặc thẩm định nếu hồ sơ thuộc thẩm quyền).
Sau khi kiểm tra đã đầy đủ hồ sơ, cán bộ tư pháp hộ tịch cấp ghi vào sổ đăng ký khai sinh 1 bản chính đăng ký khai sinh.
+ Bước 3: Cán bộ TP-HT hoàn thiện hồ sơ, trình lãnh đạo UBND xem xét. Sau đó lãnh đạo UBND phường phê duyệt kết quả cho tổ chức/ công dân.
Chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp 01 bản chính giấy khai sinh cho đương sự và bản sao giấy khai sinh cấp theo yêu cầu của đương sự.
+ Bước 4: Cán bộ thụ lý hồ sơ tiếp nhân kết quả và trả cho tổ chức/ công dân.
Nhận kết quả tại (bộ phận một cửa) Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã
– Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế giấy chứng sinh của trẻ
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
+ Giấy tờ phải xuất trình bao gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đi đăng ký khai sinh; Sổ hộ khẩu hoặc sổ đăng ký tạm trú.
– Thời hạn giải quyết: Giải quyết ngay trong ngày sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
– Đối tượng thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ chết sơ sinh: Cá nhân, tổ chức
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh (ghi chú: Trẻ chết sơ sinh)
2.2. Thủ tục đăng ký khai tử cho trẻ chết sơ sinh
– Trình tự, thủ tục thực hiện
+ Bước 1: Công dân nộp hồ sơ theo quy định tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết thì cha, mẹ, người giám hộ có trách nhiệm đến tại Ủy ban nhân dân cấp xã để làm thủ tục đăng ký khai tử theo đúng quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
+ Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiến hành tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, luân chuyển hồ sơ đến bộ phận chuyên môn thụ lý (hoặc thẩm định nếu hồ sơ thuộc thẩm quyền).
Sau khi kiểm tra đã đầy đủ hồ sơ, cán bộ tư pháp hộ tịch cấp ghi vào sổ đăng ký khai tử 1 bản chính đăng ký khai tử.
+ Bước 3: Cán bộ TP-HT hoàn thiện hồ sơ, trình lãnh đạo UBND xem xét. Sau đó lãnh đạo UBND phường phê duyệt kết quả cho tổ chức/ công dân.
Chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp 01 giấy khai tử cho đương sự và bản sao giấy khai tử cấp theo yêu cầu của đương sự.
+ Bước 4: Cán bộ thụ lý hồ sơ tiếp nhân kết quả và trả cho tổ chức/ công dân.
Nhận kết quả tại (bộ phận một cửa) Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã
– Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Giấy báo tử (hoặc đề nghị báo tử do gia đình trẻ tự viết)
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
+ Giấy tờ phải xuất trình bao gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đi đăng ký khai tử; Sổ hộ khẩu hoặc sổ đăng ký tạm trú.
– Thời hạn giải quyết: Giải quyết ngay trong ngày sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
– Đối tượng thực hiện thủ tục đăng ký khai tử cho trẻ chết sơ sinh: Cá nhân, tổ chức
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng tử và Sổ đăng ký khai tử (ghi chú: Trẻ chết sơ sinh)
2.3. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ chết sơ sinh
– Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết phải đi đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử.
– Trách nhiệm đi đăng ký khai sinh và khai tử thuộc về cha, mẹ và người thân của trẻ.
– Cán bộ Tư pháp hộ tịch cũng có trách nhiệm thực hiện đăng ký khai sinh và khai tử trường hợp cha, mẹ trẻ không đi đăng ký.
3. Quy định của pháp luật về đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ chết sơ sinh
3.1. Quyền được khai sinh, khai tử của trẻ chết sơ sinh
Khai sinh, khai tử là quyền nhân thân của mỗi cá nhân đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Theo đó, trẻ em từ khi sinh ra có quyền được khai sinh và trẻ em chết phải được khai tử. Quyền được khai sinh, khai tử có từ thời điểm trẻ em được sinh ra và được thực hiện kể từ thời điểm trẻ em sinh ra và khi trẻ em chết.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Bộ luật dân sự 2015: “Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.”
Như vậy, đối với trường hợp trẻ em sinh ra và sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên sau đó mới qua đời thì việc đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ chết sơ sinh là bắt buộc. Việc đăng ký khai sinh, khai tử được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
3.2. Không đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ chết sơ sinh có bị phạt không?
Việc đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ chết sơ sinh đối với trường hợp trẻ em sinh ra và sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên sau đó mới qua đời là bắt buộc theo quy định của pháp luật (căn cứ khoản 3 Điều 30 Bộ luật dân sự 2015), vậy đối với trường hợp trẻ em sinh ra sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì hành vi không đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ chết sơ sinh có bị phạt không?
– Hành vi không đăng ký khai sinh cho trẻ chết sơ sinh đối với trường hợp trẻ em sinh ra sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 27
“Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh
1. Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định….”
Theo đó, trong trường hợp người có nghĩa vụ đăng ký khai sinh cho trẻ mà không thực hiện trong thời gian 60 ngày kể từ ngày trẻ sinh ra thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể là phạt cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định.
Như vậy, việc không đăng ký khai sinh cho trẻ chết sơ sinh đối với trường hợp trẻ em sinh ra sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo mà không bị phạt tiền.
– Đối với hành vi không đăng ký khai tử cho trẻ chết sơ sinh trong trường hợp trẻ em sinh ra sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết.
Theo quy định tại Điều 41
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai tử.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm chứng sai sự thật cho người khác để đăng ký khai tử;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được đăng ký khai tử.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống;
b) Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi….”
Theo đó, hành vi không đăng ký khai tử sẽ không bị xử phạt hành chính trừ trường hợp không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi. Như vậy, đối với trường hợp trẻ em sinh ra sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết mà người có trách nhiệm đăng ký khai tử không tiến hành đăng ký khai tử cho trẻ chết sơ sinh nhằm mục đích trục lợi sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.