Đăng ký kết hôn tại quê chồng hay quê vợ? Đăng ký kết hôn ở đằng nhà trai hay nhà gái? Nơi đăng ký kết hôn theo quy định? Sau khi kết hôn xong có bị cắt khẩu không?
Khi nam nữ quyết định đi đến mối quan hệ hôn nhân, ngoài việc tổ chức đám cưới theo phong tục thì việc được pháp luật công nhận quan hệ vợ chồng giữa hai bên là điều vô cùng quan trọng. Thực hiện đúng theo quy định của luật hôn nhân và gia đình vừa bảo đảm được pháp luật tôn trọng và bảo vệ trong quan hệ về nhân thân với người bạn đời của mình, vừa là cách để xác lập quyền và nghĩa vụ đôi bên. Thẩm quyền đăng ký kết hôn theo quy định thực tế vẫn còn nhiều cặp vợ chồng gặp nhiều vướng mắc và sau khi đăng ký kết hôn hộ khẩu tại địa phương trước đó có bị cắt hay không?
Mục lục bài viết
1. Đăng ký kết hôn tại quê vợ hay chồng?
Điều 17 Luật hộ tịch 2014 quy định Thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:
a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.”
Theo quy định tại Điều 40 của Luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Chỗ ở hợp pháp bao gồm nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú.
Theo
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi sự kiện đăng ký kết hôn và yêu cầu hai bên nam nữ ký vào Sổ hộ tịch. Giấy chứng nhận kết hôn phải có chữ ký của hai bên vợ chồng và chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền, sau đó công chức tư pháp-hộ tịch sẽ trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai vợ chồng. Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Như vậy, theo quy định pháp luật, việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn, có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
2. Kết hôn xong có bị cắt khẩu không?
Khoản 1 Điều 24 của Luật Cư trú 2020 quy định các trường hợp cá nhân bị xóa đăng ký thường trú bao gồm:
Điều 24. Xóa đăng ký thường trú
Người thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị xóa đăng ký thường trú:
a) Chết, bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
b) Tuyển dụng vào quân đội, công an ở tập trung trong doanh trại;
c) Đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới;
d) Ra nước ngoài để định cư.
Theo quy định, không có điều khoản nào quy định cá nhân đăng ký kết hôn tại nơi mới thì bị xóa đăng ký thường trú hiện tại. Việc nhập khẩu về nhà chồng hoặc vợ sau khi kết hôn là quyền cá nhân.
3. Có bị mất hộ khẩu khi đăng ký kết hôn tại UBND xã của vợ?
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng em ở 2 tỉnh khác nhau. Khi đăng kí kết hôn do điều kiện xa nên làm đăng kí kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã của vợ. Cho em hỏi là Đăng kí kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã của vợ thì có bị cắt khẩu ở Ủy ban nhân dân xã của chồng không?”. Ở Ủy ban nhân dân xã của chồng nói là chồng em đã xin
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về nơi đăng ký kết hôn:
Điều 17 của
Mặt khác, theo quy định tại Điều 40 của Luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống, bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Do đó, việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP, trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định.
Theo như bạn trình bày, nếu vợ chồng bạn ở hai tỉnh khác nhau và đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã của vợ, thì chồng bạn cần xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi cư trú của chồng theo quy định này.
Thứ hai, về việc nhập khẩu vào nhà chồng:
Nếu muốn chuyển khẩu và nhập vào sổ hộ khẩu của chồng sau khi kết hôn, bạn cần thực hiện thủ tục xin giấy chuyển khẩu tại nơi đăng ký thường trú hiện tại và nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại nơi cư trú của chồng bạn theo quy định hiện hành của Luật Cư trú 2020 và các văn bản hướng dẫn.
Trình tự thực hiện như sau: Bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký thường trú gửi đến cơ quan côgn an có thẩm quyền đăng ký thường trú nơi chồng bạn thường trú để:
+ Tờ khai theo mẫu;
+ Đăng ký kết hôn
+ Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải hoàn thành việc nhập khẩu cho bạn; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
THAM KHẢO THÊM: