Trước kia, việc đăng ký hộ tịch như thủ tục đăng ký giấy khai sinh cần phải rất nhiều giấy tờ đến trực tiếp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục. Tuy nhiên, hiện nay việc đăng ký hộ tịch được thực hiện trực tuyến. Vậy, đăng ký hộ tịch trực tuyến qua hotichtructuyen.moj.gov.vn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đăng ký Hộ tịch được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2
Căn cứ theo Điều 3 Luật Hộ tịch năm 2014, nội dung của hoạt động đăng ký hộ tịch theo quy định của
– Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Xác định cha, mẹ, con; Thay đổi quốc tịch; Xác định lại giới tính; Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Công nhận giám hộ; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người đã chết, mất tích, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: Kết hôn; Khai sinh; Giám hộ; Thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; Nhận cha, mẹ, con; Khai tử;
– Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; ly hôn; kết hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; xác định cha, mẹ, con; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
– Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
2. Đăng ký Hộ tịch trực tuyến qua hotichtructuyen.moj.gov.vn:
Để thực hiện thủ tục đăng ký Hộ tịch trực tuyến qua hotichtructuyen.moj.gov.vn quý bạn đọc cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Quý bạn đọc tiến hành đăng nhập trang web: https://hotichtructuyen.moj.gov.vn
Bước 2: Quý bạn đọc nhìn thấy từ giao diện Trang chủ, quý bạn đọc Click chọn loại dịch vụ cần đăng ký.
Chọn tỉnh / thành phố giải quyết hồ sơ (nơi người được đăng ký hộ tịch có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú – ưu tiên nơi thường trú): Ví dụ khi đăng ký trực tuyến thủ tục đăng ký khai sinh thì chọn tỉnh / thành phố giải quyết hồ sơ là nơi thường trú hoặc tạm trú của cha hoặc mẹ trẻ (không chọn theo nơi thường trú, tạm trú của người đi khai nếu người đi khai không phải cha, mẹ của người được khai sinh hoặc không phải người được khai sinh khi đăng ký lại khai sinh);
– Chọn tỉnh/thành phố giải quyết hồ sơ
– Chọn thủ tục hành chính cần thực hiện;
Bước 3: Quý bạn đọc phải lựa chọn đơn vị tiếp nhận (là đơn vị sẽ thực hiện xử lý yêu cầu đăng ký hộ tịch của công dân) từ danh sách các đơn vị hành chính trên cả nước như hình dưới.
Ủy ban Nhân dân cấp huyện hay cấp Xã tương ứng theo quy định;
Bước 4:
Sau khi lựa chọn xong dịch vụ đăng ký và đơn vị tiếp nhận, quý bạn đọc tiến hành nhấn nút Tiếp tục để chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 5:
Quý bạn đọc tiến hành điền thông tin đăng ký và gửi hồ sơ trực tuyến: Điền các thông tin đăng ký theo mẫu được thiết kế trên hệ thống, các trường thông tin được đánh dấu (*) bắt buộc phải nhập thông tin. Sau đó quý bạn đọc tiến hành Upload các file đính kèm ảnh màu) hồ sơ bao gồm các các giấy tờ có liên quan phục vụ giải quyết thủ tục.
Bước 6:
Sau khi hoàn thành việc nhập thông tin kê khai, quý bạn đọc tiến hành nhấn nút Tiếp tục ở cuối trang để chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 7: Quý bạn đọc tiến hành kiểm tra lại thông tin đã kê khai.
Bước 8:
Sau khi quý bạn đọc đã kiểm tra lại thông tin đã chính xác, sau đó quý bạn đọc tiến hành nhập Mã xác nhận và nhấn nút Gửi.
Bước 9:
Sau khi quý bạn đọc đã gửi thông tin kê khai thành công, màn hình sẽ chuyển sang trang hướng dẫn các bước tiếp theo để hoàn tất hồ sơ.
Lưu ý: Quý bạn đọc cần phải ghi nhớ mã số đăng ký trực tuyến được cấp, khi quý bạn đọc nộp hồ sơ phải cung cấp mã số này cho bộ phận tiếp nhận để nhận phiếu hẹn trả kết quả.
Tra cứu tình trạng xử lý hồ sơ:
Bước 10:
Công chức tư pháp hộ tịch tại nơi quý bạn đọc đã đăng ký vào Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp https://hotichtructuyen.moj.gov.vn thực hiện kiểm tra hồ sơ cho công dân và liên hệ với người dân yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa thông tin nếu có.
Quý bạn đọc Vào Trang chủ >> Khối Tiếp nhận hồ sơ >> Trực tuyến:
– Trong trường hợp hồ sơ của quý bạn đọc đã hợp lệ thì đề nghị người dân mang hồ sơ đầy đủ đến để tiến hành thủ tục đăng ký.
– Cần lưu ý rằng, quý bạn đọc phải mang hồ sơ gồm tờ khai và bản sao chứng thực các giấy tờ liên quan, công chức tư pháp hộ tịch có thể hỗ trợ in tờ khai ra từ hệ thống cho công dân, kèm theo lệ phí nếu có và quý bạn đọc sẽ đến nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Bước 11: Giải quyết hồ sơ:
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính cho quý bạn đọc, người dân:
– Công chức tư pháp hộ tịch sẽ tiến hành việc đăng nhập vào Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung >> Trang chủ >> Mục tiếp nhận hồ sơ trực tuyến để thực hiện xem chi tiết hồ sơ của người dân và thực hiện Tiếp nhận >> Nhập ngày hẹn >> Vào sổ – Lưu nháp;
– Thông tin khi cơ quan hộ tịch được tiếp nhận sẽ vào danh sách hồ sơ tương ứng và được lưu ở trạng thái Lưu nháp để chờ cơ quan hộ tịch có thẩm quyền xử lý.
+ Trong quá trình chờ giải quyết thủ tục hành chính, quý bạn đọc hoàn toàn có thể sử dụng Mã số hồ sơ đăng ký trực tuyến để tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ của mình.
Bước 12: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ:
– Trường hợp các thủ tục hành chính không yêu cầu người đăng ký phải ký xác nhận vào Sổ hộ tịch như các thủ tục ghi chú ly hôn, cấp bản sao trích lục hộ tịch, … thì quý bạn đọc hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua dịch vụ bưu chính. Việc này do người dân và cơ quan đăng ký thỏa thuận với nhau khi người dân đến nộp hồ sơ.
– Còn đối với các thủ tục hành chính có yêu cầu người đăng ký phải ký xác nhận vào Sổ hộ tịch thì quý bạn đọc cần phải đến trực tiếp tại cơ quan đăng ký hộ tịch để ký các giấy tờ có liên quan và nhận kết quả.
3. Cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch như sau:
– Người yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch khác có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch, gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến theo các bước nêu tại mục 2 trên.
– Hồ sơ đăng ký hộ tịch chỉ cần lập một (01) bộ.
– Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ để đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu xuất trình, nộp; Đối với các trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.
Trường hợp quý bạn đọc nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; Đối với trường hợp quý bạn đọc chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó.
Đối với trường hợp pháp luật có quy định giấy tờ xuất trình thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu nộp thêm bản sao hoặc bản chụp của giấy tờ xuất trình.
– Trường hợp quý bạn đọc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc quý bạn đọc mong muốn nhận kết quả qua hệ thống bưu chính nếu không thuộc diện được miễn lệ phí và chi phí trả kết quả thì quý bạn đọc phải tiến hành nộp lệ phí đăng ký hộ tịch, lệ phí cấp bản sao trích lục hộ tịch qua hệ thống bưu chính. Người tiếp nhận hồ sơ ghi rõ phương thức trả kết quả trong giấy tiếp nhận.
Được trả kết quả qua hệ thống bưu chính đối với yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài giải quyết, bao gồm có:
– Khai sinh;
– Kết hôn;
– Giám hộ;
– Nhận cha, mẹ, con;
– Xác định cha, mẹ, con;
– Nuôi con nuôi;
– Thay đổi hộ tịch;
– Khai tử;
– Ly hôn;
– Hủy hôn nhân trái pháp luật;
– Yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch;
Đối với việc đăng ký hộ tịch phải tiến hành xác minh theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì thời gian gửi văn bản yêu cầu và thời gian trả lời kết quả không tính vào thời hạn giải quyết việc hộ tịch cụ thể.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Hộ tịch năm 2014;
– Nghị định 87/2020/NĐ-CP Quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
– Thông tư 01/2022/TT-BTP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;