Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là hoạt động cần thiết, nên được trú trọng thực hiện trong hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức. Vậy đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gói bánh kẹo có được thực hiện không?
Mục lục bài viết
1. Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gói bánh kẹo:
Quyền sở hữu công nghiệp là những quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Theo quy định tại Khoản 13 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2022 Luật Sở hữu trí tuệ đã ghi nhận : Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này; Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được thể hiện thông qua văn bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nếu có đầy đủ các yếu tố luật định. Mục đích của hoạt động này là nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.
Liên quan đến vấn đề bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gói bánh kẹo thì theo quy định tại Điều 64 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2022 Luật Sở hữu trí tuệ đã ghi nhận những nội dung thể hiện nhãn bao gói bánh kẹo không thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp dưới hình thức nhãn sản phẩm bởi nó thuộc một trong ba trường hợp không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp, cụ thể là:
– Vì có hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
– Nếu bao gói bánh kẹo có hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
– Trong trường hợp hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Như vậy, Nhãn bao gói bánh kẹo được biết đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm mà sản phẩm nào cũng phải có để hỗ trợ cho việc kinh doanh. Tuy nhiên, nếu bao bì bánh kẹo có những kiểu dáng mang dấu ấn riêng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh công nghiệp thì bao bì sản phẩm bánh kẹo có thể đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. các tổ chức, cá nhân cần lưu ý trong quá trình sáng tạo bao bì phải có đày đủ điều kiện, dấu hiệu để khả năng đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho bao bì sản phẩm này.
Không chỉ có thể tiến hành thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp, bao bì sản phẩm bánh kẹo cũng có thể triển khai đăng ký bản quyền tác giả để bảo vệ cho hình thức thiết kế của bao bì sản phẩm đó. Đây cũng là một cách hữu hiệu để giúp các cá nhân, tổ chức có thể bảo vệ được sản phẩm của mình, ngăn chặn hành vi làm giả, làm nhái bao bì cho sản phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm mà cá nhân, tổ chức đang xây dựng, đầu tư.
2. Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ:
Bao bì bánh kéo để có thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Cần đảm bảo điều kiện có tính mới:
Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp phải chứa đựng những dấu hiệu khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác. Những yếu tố này cũng được áp dụng trong phạm vi ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên;
Hiện nay đang tồn tại hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau: nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và dấu hiệu này không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó;
Kiểu dáng công nghiệp cần đảm bảo rằng trước khi tiến hành đăng ký phải chưa bị bộc lộ công khai, nếu có bộc lộ thì chỉ cung cấp thông tin cho một số người có hạn được biết và những người này có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó;
Để xác định một kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây. Lưu ý là chỉ áp dụng đối với trường này nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
+ Trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này thì vẫn được coi là còn tính mới;
+ Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
+ Đối với kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
– Ngoài ra, cũng phải có tính sáng tạo:
Cá nhân tổ chức để được chấp thuận kiểu dáng công nghiệp có tính sáng tạo thì cần căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới bất lỳ hình thức sử dụng, hay thông qua mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên. Kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng;
– Cần đảm bảo việc kiểu dáng công nghiệp có khả năng áp dụng công nghiệp:
Khả năng áp dụng công nghiệp trên thực tế được thể hiện ở việc có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
3. Việc đăng ký nhãn hiệu cho bánh kẹo đem lại lợi ích gì?
Trong xu thế hội nhập, người tiêu dùng Việt cũng ngày càng ưa chuộng nhiều loại bánh kẹo khác nhau và trong đó vẫn có ưu tiên nhất định với bánh kẹo nhập ngoại. Việt Nam hiện được coi là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm bánh kẹo từ khắp nơi trên thế giới. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường Việt Nam và nhu cầu ngày càng tăng cũng đang tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp khác. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh khá gay gắt từ các sản phẩm của nước ngoài, nhưng các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Việt Nam vẫn kiên trì chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển một số dòng sản phẩm mới có chất lượng với giá cả hợp lý. Vì vậy, bánh kẹo Việt vẫn trụ vững và hoàn toàn làm chủ “sân nhà”, bánh kẹo ngoại chiếm thị phần khá nhỏ.
Một phần để doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam giữ vững được vị trí này trong lĩnh vực kinh doanh đó là ngày càng quan tâm đến cải tiến, nâng cao chất lượng , đặc biệt là chú ý đến mẫu mã, nhãn hiệu của sản phẩm. Có thể kể đến một số lợi ích khi thực hiện đăng ký thương hiệu cho sản phẩm bánh kẹo như sau:
– Cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu đã được pháp luật đứng ra bảo hộ nên hoàn toàn có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm dịch vụ đã đăng ký, nếu phát hiện bất kỳ hành vi vi phạm quyền sở hữu đều có thể áp dụng các hinhg thức xử lý theo quy định;
– Bên cạnh đó, chủ sở hữu sẽ có những nền tảng vững chắc để phát triển nhãn hiệu lâu dài trên cơ sở đã được đăng ký độc quyền và không sợ trong quá trình kinh doanh bị bên khác đăng ký hoặc sử dụng mất;
– Ngoài ra, còn phải kể đến trường hợp mở rộng nguồn lợi nhuận khi sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Chủ sở hữu có thể kiếm lợi nhuận thông qua việc cho phép bên thứ 3 sử dụng và thu phí sử dụng, hoặc thực hiện việc chuyển nhượng thương hiệu…
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2022 Luật Sở hữu trí tuệ.