Mục đích việc đăng ký bản quyền ý tưởng. Đăng ký bản quyền ý tưởng ở đâu? Hồ sơ, thủ tục đăng ký bản quyền ý tưởng. Chi phí đăng ký bản quyền ý tưởng bao nhiêu? Mẫu tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả.
Trong cuộc sống, bất kể trong hoàn cảnh nào con người cũng có những ý tưởng sáng tạo, đó là sản phẩm của trí tuệ. Và muốn được bảo đảm cho quyền của mình đối với ý tưởng do mình sáng tạo ra, tác giả phải thực hiện việc đăng ký bản quyền. Cụ thể đăng ký bản quyền ở đâu và chi phí như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Mục đích việc đăng ký bản quyền ý tưởng:
Ý tưởng về thực tế được hiểu là một tài sản trí tuệ, cụ thể là một tác phẩm để được đăng ký bản quyền. Việc tiến hành đăng kí bản quyền ý tưởng có vai trò rất quan trọng, giúp trong việc bảo hộ cho ý tưởng của tác giả, đó là thành quả lao động cũng như thành quả của sự sáng tạo của cá nhân mỗi người
Do vậy, mục đích cốt lõi của việc đăng ký bản quyền ý tưởng là để bảo hộ cho thành quả lao động, sáng tạo của chính người có ý tưởng, tránh các rủi ro như sau:
– Cá nhân, tổ chức không thực hiện được các quyền nhân thân của tác giả như đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; hay quyền được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả
– Cá nhân, tổ chức sẽ không thực hiện được các quyền tài sản của tác giả như:
+ Được biểu diễn tác phẩm trước công chúng
+ Quyền sao chép tác phẩm
+ Làm tác phẩm phái sinh
+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
+ Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác
+ Cuối cùng là quyền được cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính;…
2. Đăng ký bản quyền ý tưởng ở đâu?
Hiện nay, có quan có thẩm quyền đăng ký quyền ý tưởng là Cục Bản quyền tác giả. Địa chỉ cụ thể:
– Tại Hà Nội: số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội
– Ngoài ra có văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng:
+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3
+ Tại Thành phố Đà Nẵng: Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà
3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký bản quyền ý tưởng:
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả bao gồm những giấy tờ sau đây:
– Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo mẫu áp dụng chung toàn quốc
– Văn bản cam kết của chủ ý tưởng về việc không sao chép, tác phẩm là do chính tác giả sáng tạo ra
– Các bản in được thể hiện ý tưởng trên giấy
– Giấy tờ tùy thân của (Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân) của người đăng ký bảo hộ
– Trong trường hợp ủy quyền phải có giấy tờ ủy quyền hoặc giấy giới thiệu nếu chủ sở hữu không tự thực hiện thủ tục
Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền ý tưởng cụ thể như sau:
Bước 1: Tác giả phải thể hiện ý tưởng thông qua một hình thức vật chất nhất định:
Tác phẩm là một sản phẩm sáng tạo trong bất kể các lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, hay khoa học và được thể hiện dưới bất kể một phương tiện hay hình thức nào. Muốn được bảo hộ quyền tác giả đối với ý tưởng của mình, thì ý tưởng đó phải được thể hiện bằng một hình thức vật chất nhất định thì mới có cơ sở, có căn cứ. Nếu như ý tưởng chỉ là suy nghĩ, chỉ là tưởng tượng phi vật chất thì không thể có căn cứ để tiến hành bảo hộ
Và về nguyên tắc, thời điểm xác lập quyền tác giả là kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Do đó, một cá nhân, tổ chức cần thể hiện tác phẩm dưới một hình thức có thể nhìn thấy được để đăng ký bản quyền ý tưởng
Bước 2: Lựa chọn loại hình tác phẩm để đăng ký bảo hộ:
Dựa theo nhu cầu và bản chất của các loại hình tác phẩm theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả sẽ tiến hành lựa chọn loại hình tương ứng để đăng ký. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, chỉ có một số tác phẩm mới thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm:
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác
– Các bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
– Tác phẩm âm nhạc
– Các tác phẩm báo chí
– Tác phẩm sân khấu
– Các tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh)
– Tác phẩm nhiếp ảnh
– Tác phẩm kiến trúc
– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
Lưu ý một số đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả, bao gồm: Các tin tức thời sự thuần túy đưa tin là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, lặp đi lặp lại chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo; hay các văn bản hành chính bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và tiến hành nộp hồ sơ:
Chuẩn bị hồ sơ như đã nêu trên và người có nhu cầu đăng ký bảo hộ sẽ nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Cục Bản quyền tác giả hoặc tại Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng
Bước 4: Giải quyết và trả kết quả:
– Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ của người nộp hồ sơ đăng ký bản quyền ý tưởng, cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ đầy đủ hợp lệ sẽ tiến hành đăng ký và Cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
– Thời gian giải quyết trong vòng 15 ngày
– Người nộp hồ sơ cầm Giấy tờ tùy thân (Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân), Giấy hẹn đến để nhận kết quả
4. Chi phí đăng ký bản quyền ý tưởng bao nhiêu?
Chi phí đăng ký bản quyền tác giả được quy định tại Thông tư số 211/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:
– Mức thu 100.000 đồng: đối với loại hình tác phẩm là tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết); Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm nhiếp ảnh
– Mức thu 300.000 đồng: đối với loại hình tác phẩm là tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học
– Mức thu 400.000 đồng: đối với loại hình tác phẩm là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm tạo hình
– Mức thu 500.000 đồng: đối với loại hình tác phẩm là tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa; Tác phẩm điện ảnh
– Mức thu 600.000 đồng: đối với loại hình tác phẩm là chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính
Các loại chi phí khi đăng ký quyền liên quan đến tác giả, cụ thể:
– Cuộc biểu diễn được định hình trên: bản ghi âm giá 200.000 đồng; bản ghi hình giá 300.000 đồng; chương trình phát sóng giá 500.000 đồng
– Đối với bản ghi âm giá 200.000 đồng
– Đối với bản ghi hình giá 300.000 đồng
– Đối với chương trình phát sóng giá 500.000 đồng
5. Mẫu tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả:
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đang áp dụng là mẫu số 01 ban hành trong
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ
Kính gửi: Cục Bản quyền tác giả
1. Người nộp tờ khai:
Họ và tên/Tên tổ chức:…….
Là (tác giả/tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả/người được ủy quyền):……..
Sinh ngày:……tháng……..năm…….
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):……..
Ngày cấp:………tại:………
Địa chỉ:……..
Số điện thoại:……Email………..
Nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho (tác giả/ tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả):
2. Tác phẩm đăng ký:
Tên tác phẩm:………
Loại hình (theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ): ……..
Ngày hoàn thành tác phẩm:……….
Công bố/chưa công bố:………
Ngày công bố:………
Hình thức công bố (hình thức phát hành bản sao như xuất bản, ghi âm, ghi hình):………..
Nơi công bố: Tỉnh/Thành phố………Nước……….
Nội dung chính của tác phẩm (nêu tóm tắt nội dung tác phẩm – nội dung tác phẩm do tác giả/đồng tác giả sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm của người khác, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam): ………
3. Trường hợp tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh:
Tên tác phẩm gốc:……….
Ngôn ngữ gốc (đối với tác phẩm dịch):………..
Tác giả của tác phẩm gốc:…….. Quốc tịch:……
Chủ sở hữu tác phẩm gốc:……….
(Nếu tác phẩm gốc hết thời hạn bảo hộ, ghi “tác phẩm hết thời hạn bảo hộ ” và nguồn thông tin:………. )
4. Tác giả (khai đầy đủ các đồng tác giả, nếu có):
Họ và tên:………Quốc tịch………….
Bút danh:………….
Sinh ngày:…….tháng…….năm…….
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước của công dân/Hộ chiếu:……..
Ngày cấp:……..tại:……….
Địa chỉ:………
Số điện thoại……….Email……….
5. Chủ sở hữu quyền tác giả (khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu, nếu có):
Họ và tên/Tên tổ chức:……Quốc tịch…….
Sinh ngày:……..tháng……năm………
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):………..
Ngày cấp:……..tại:………
Địa chỉ:……….
Số điện thoại…….Email……….
Cơ sở phát sinh sở hữu quyền (tác giả tự sáng tạo/theo hợp đồng/theo
6. Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:
Số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã cấp:……..
Cấp ngày……..tháng…….năm……..
Tên tác phẩm:……..
Loại hình:……..
Tác giả:………Quốc tịch…….
Chủ sở hữu:………Quốc tịch……..
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):………
Lý do cấp lại, đổi Giấy chứng nhận:……….
Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
…., ngày…..tháng……năm…… |