Đăng bộ là khái niệm quen thuộc trong thực tiễn hoạt động pháp lý liên quan đến đất đai. Vậy đăng bộ là gì? Hồ sơ, thủ tục đăng bộ sang tên nhà đất như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là đăng bộ?
Đăng bộ là quá trình đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở từ người này sang người khác. Hay hiểu một cách đơn giản, đăng bộ là hoạt động sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ chủ thể này sang chủ thể khác.
– Đăng bộ được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp cụ thể sau đây:
+ Các cá nhân, hộ gia đình tiến hành mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tại đây, sau khi làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên sẽ ra cơ quan chức năng có thẩm quyền để tiến hành thực hiện các hoạt động sang tên quyền sử dụng đất từ bên bán sang cho bên mua.
+ Các cá nhân, hộ gia đình thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất. Sau khi hợp đồng tặng cho được thiết lập, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý theo quy định của pháp luật, người sử dụng đất sẽ ra Cơ quan chức năng có thẩm quyền để đăng bộ sang tên nhà đất.
+ Trong trường hợp các vấn đề xoay quanh hiện trạng pháp lý của đất đai thay đổi: diện tích đất, thời hạn sử dụng đất, mục đích sử dụng… thì người sử dụng đất cũng cần đăng ký đăng bộ với đất đai.
+ Trong một số trường hợp, khi tài sản gắn liền với đất có sự thay đổi, người sử dụng đất cũng cần tiến hành đăng bộ.
– Việc đăng bộ chỉ được tiến hành khi đất đai đảm bảo những điều kiện nhất định như sau:
+ Muốn thực hiện bất kỳ giao dịch pháp lý nào liên quan đến đất đai hay thực hiện đăng bộ, người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bởi lẽ, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ pháp lý, xác minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp. Đây là minh chứng chứng minh việc sử dụng đất đai của người dân là hoàn toàn hợp pháp.
+ Đất không bị tranh chấp là một trong những điều kiện mà người sử dụng đất cần đảm bảo khi muốn đăng bộ đất đai. Nếu đất đang trong tình trạng bị tranh chấp, mà người dân vẫn thực hiện các hoạt động, giao dịch pháp lý thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền và lợi ích liên quan. Lúc này, tính khách quan và công bằng trong hoạt động giải quyết đất đai sẽ không được đảm bảo thực hiện.
+ Một điều kiện khác mà người dân cần đảm bảo khi muốn đăng bộ nhà đất, là đất không phải là tài sản đang được kê biên để thi hành án. Kê biên tài sản để thi hành án là việc cơ quan Nhà nước để tài sản của chủ thể liên quan đến một sự việc pháp lý bất kỳ, thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến việc chấp hành hình phạt theo quy định của Nhà nước. Khi tài sản đã được kê biên, thì người dân không được thực hiện bất kỳ hoạt động pháp lý nào khác liên quan đến giao dịch này.
2. Hồ sơ đăng bộ sang tên nhà đất:
Hồ sơ đăng bộ sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà các cá nhân nộp lên cho cơ quan Nhà nước phải đảm bảo các loại giấy tờ cụ thể sau đây:
+ Đơn đăng ký biến động đất đai.
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (đã được công chứng).
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc).
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
+ Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ.
+ Trong trường hợp thuộc đối tượng được miễn giảm lệ phí trước bạ, thì người sử dụng đất phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ chứng minh.
Trên đây là những chứng thư, tài liệu mà người sử dụng đất phải đảm bảo chuẩn bị đầy đủ khi muốn đăng bộ sang tên nhà đất. Chỉ khi đảm bảo đầy đủ các giấy tờ, tài liệu này, hồ sơ mà người dân gửi lên mới được cơ quan chức năng có thẩm quyền thụ lý và giải quyết.
Tính đầy đủ về hồ sơ giúp quá trình làm thủ tục đăng bộ sang tên nhà đất của người dân diễn ra một cách chuẩn chỉnh, toàn diện và đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, nó giúp thời gian giải quyết nhanh hơn, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng được bảo đảm.
3. Thủ tục đăng bộ sang tên nhà đất:
Để làm thủ tục đăng bộ sang tên nhà đất, người dân tuân thủ theo các quy trình cụ thể sau đây:
3.1. Đối với trường hợp đăng bộ sang tên sổ đỏ khi thực hiện chuyển nhượng, tặng cho:
– Bước 1: Thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được xác lập dựa trên sự thỏa thuận của các bên, và hợp đồng này sẽ được công chứng tại cơ quan công chứng.
Khi thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, người dân cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng (bên tặng cho và bên được tặng cho).
+ Các giấy tờ tùy thân của các bên tham gia: Căn cước công dân, sổ hộ khẩu.
+ Trong trường hợp được nhận ủy quyền để thực hiện giao dịch thì cần phải có
Sau khi đảm bảo hoàn tất đầy đủ các hồ sơ nêu trên, cán bộ công chứng sẽ tiến hành công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
– Bước 2: Nộp hồ sơ đăng bộ sang tên sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Hồ sơ sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà các cá nhân nộp lên cho cơ quan Nhà nước phải đảm bảo các loại giấy tờ theo quy định tại mục 2.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu nêu trên, cá nhân sẽ nộp hồ sơ lên văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.
– Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thụ lý và giải quyết hồ sơ đăng bộ sang tên nhà đất mà người sử dụng đất gửi lên.
+ Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ thụ lý và giải quyết theo đúng trình tự của pháp luật.
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ hoàn trả hồ sơ về để người dân sửa chữa và bổ sung (hồ sơ gửi về phải kèm theo văn bản, nêu rõ lý do trả hồ sơ về).
– Bước 4: Kê khai nghĩa vụ tài chính.
Cá nhân thực hiện sang tên sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) phải thực hiện nghĩa vụ kê khai tài chính cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
– Bước 5: Giải quyết và trả hồ sơ.
Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện sẽ gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; sau đó sẽ thực hiện xác nhận thông tin chuyển nhượng, tặng cho vào Giấy chứng nhận.
Sau khi hoàn tất các thủ tục nêu trên, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ trả hồ sơ cho người dân.
Lúc này, thủ tục đăng bộ sang tên nhà đất đã được đảm bảo hoàn thành.
3.2. Đối với trường hợp sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế:
– Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế.
Các chủ thể thuộc diện được hưởng thừa kế sẽ ra Văn phòng công chứng nơi có miếng đất để làm các thủ tục liên quan đến khai nhận di sản thừa kế.
Các vấn đề liên quan đến khai nhận, phân chia di sản thừa kế phải được công chứng tại cơ quan công chứng.
– Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng bộ sang tên nhà đất.
+ Đơn đăng ký biến động.
+ Bản gốc Giấy chứng nhận.
+ Giấy tờ về quyền hưởng di sản thừa kế.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, người sử dụng đất sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng bộ (sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) lên Sở Tài nguyên và Môi trường, hoặc văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện nơi có miếng đất.
– Bước 3: Thụ lý và giải quyết hồ sơ.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thụ lý và giải quyết hồ sơ đăng bộ sang tên nhà đất mà người sử dụng đất gửi lên.
+ Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ thụ lý và giải quyết theo đúng trình tự của pháp luật.
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ hoàn trả hồ sơ về để người dân sửa chữa và bổ sung (hồ sơ gửi về phải kèm theo văn bản, nêu rõ lý do trả hồ sơ về).
– Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Người dân sẽ đảm bảo đóng các khoản thuế phí theo quy định của pháp luật.
– Bước 5: Trả kết quả.
Sau khi xác nhận việc người sử dụng đất đã hoàn tất việc đóng các khoản thuế phí, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ hoàn thủ tục đăng bộ, trả kết quả cho người dân.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự 2015;