Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao việc xây dựng đội ngũ Dân quân tự vệ vững mạnh để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn. Trong lực lượng dân quân tự vệ thì không thể nào bỏ qua được lực lượng dân quân tự vệ tại chỗ. Vậy dân quân tự vệ tại chỗ là gì? Quy định về dân quân tại chỗ?
Mục lục bài viết
1. Dân quân tự vệ tại chỗ là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu về khái niệm dân quân tự vệ tại chỗ là gì? Thì tác giả sẽ nêu khái quát về khái niệm của dân quân tự vệ cho quý bạn đọc biết thêm và củng cố thông tin về lực lượng này. Do đó, trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và cụ thể là theo như quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Dân quân tự vệ, Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ. Thành phần của Dân quân tự vệ bao gồm:
– Dân quân tự vệ tại chỗ.
– Dân quân tự vệ cơ động.
– Dân quân thường trực.
– Dân quân tự vệ biển.
– Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.
Trong đó, theo như quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ quy định về khái niệm của dân quân tự vệ tại chỗ đó chính là: “Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức”.
Trong thời bình, Dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt, vừa làm nhiệm vụ sản xuất, vừa làm nhiệm vụ tiên phong bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch họa và các sự cố nghiêm trọng khác. sự cố. Đồng thời, phối hợp với lực lượng an ninh cơ sở giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn công cộng trên địa bàn, tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng địa phương ngày càng vững mạnh. khu vực phòng thủ. Ở các vùng biên giới, biển, đảo, Dân quân tự vệ phối hợp với Bộ đội Biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới của Tổ quốc. Trong thời chiến, Dân quân tự vệ trở thành lực lượng chiến lược tiến hành chiến tranh nhân dân, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân đánh giặc, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, phối hợp với các lực lượng khác. bảo vệ địa phương, đơn vị theo kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ. Dân quân tự vệ thực hiện công tác phòng thủ dân sự cả trong thời bình và thời chiến theo quy định của pháp luật.
Trong thời chiến, Dân quân tự vệ trở thành lực lượng chiến lược tiến hành chiến tranh nhân dân, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân đánh giặc, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, phối hợp với các lực lượng khác. bảo vệ địa phương, đơn vị theo kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ. Dân quân tự vệ thực hiện công tác phòng thủ dân sự cả trong thời bình và thời chiến theo quy định của pháp luật. Lực lượng Dân quân tự vệ ngày nay đã có bước phát triển về chất lượng, số lượng, tổ chức bộ máy, trang bị. Tổ chức bộ máy gọn nhẹ nhưng chất lượng toàn diện của Dân quân tự vệ được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
2. Quy định về dân quân tại chỗ:
Trên cơ sở quy định tại Điều 4 của Luật Dân quân tự vệ thì dân quân tại chỗ được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc sau:
– Thứ nhất, dân quân tại chỗ cũng nhứ các thành phần dân quân khác của dân quân tự vệ thì sẽ hoạt động đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ. Mà cụ thể ở đây thì lượng lượng dân quân tại chỗ này được quy định là hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp và quy định thực tế của từng địa phương và dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội.
– Thứ hai, lực lượng dân quân tại chỗ cũng là công dân Việt nam, sống và hoạt động dưới sự quản lý của Đảng và Nhà nước Việt nam nên cần phải nhất nhất tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Không những thế mà lực lượng dân quân tại chỗ được biết đến là lực lượng suất thân từ nhân dân và sống và làm việc cùng với dân và nhờ vào dân. Chính vì vậy mà lực lượng này cần dựa vào dân, đồng thời thì cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.
– Thứ ba, xây dựng Dân quân tự vệ nói chung và lực lượng dân quân tại chỗ nói riêng thật sự vững mạnh và rộng khắp. Mặt khác thì theo như quy định của pháp luật hiện hành thì cần phải tổ chức, biên chế của Dân quân tự vệ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức.
Dân quân tự vệ gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi. Lực lượng nòng cốt là lực lượng Dân quân tự vệ gồm các bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, tín hiệu, phòng hóa, y tế, lực lượng dân quân tự vệ bờ biển và hàng hải. Lực lượng dân quân tự vệ cơ động, tại chỗ, thường trực được tổ chức thành trung đội, đại đội hoặc tiểu đoàn, được trang bị vũ khí phù hợp. Dân quân tự vệ được giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự theo chương trình do Bộ Quốc phòng quy định.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự các cấp chỉ huy dân quân tự vệ theo quy định của Luật Quốc phòng. Hoạt động của Dân quân tự vệ được thực hiện theo kế hoạch của Ban chỉ huy quân sự cấp xã, của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng và cơ sở. cơ quan hành chính cấp.
3. Độ tuổi, thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tại chỗ trong thời bình:
Bên cạnh đó thì theo như quy định tại Điều 8 của
“1. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này”.
Từ quy định vừa được nêu ra ở trên có thể thấy, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các quy định về độ tuổi và thời gian hoạt động của dân quân tại chỗ rất cụ thể. Do đó, theo như quy định này thì dân quân tại chỗ thì là công dân Việt Nam, có độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi đối với công dân nam còn đối với công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi. Đồng thời thì pháp luật này cũng quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ là hai năm theo như quy định.
Trong thời bình, Dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt, vừa làm nhiệm vụ sản xuất, vừa làm nhiệm vụ tiên phong bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch họa và các sự cố nghiêm trọng khác. sự cố. Đồng thời, phối hợp với lực lượng an ninh cơ sở giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn công cộng trên địa bàn, tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng địa phương ngày càng vững mạnh. khu vực phòng thủ. Ở các vùng biên giới, biển, đảo, Dân quân tự vệ phối hợp với Bộ đội Biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới của Tổ quốc.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Dân quân tự vệ năm 2019.