Dân quân tự vệ là gì? Dân quân tự vệ có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không? Những trường hợp không phải tham gia nghĩa vụ quân sự?
Tham gia nghĩa vụ quân sự chính là quyền và nghĩa vụ của công dân đối với việc tham gia bảo vệ tổ quốc và đất nước, pháp luật có quy định rất cụ thể về việc công dân có tham gia nghĩa vụ quân sự hay không và điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự, đối với những trường hợp cụ thể sẽ có quy định điều chỉnh hợp lý. Hiện nay vẫn có một số thắc mắc về vấn đề này chẳng hạn như dân quân tự vệ có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết chi tiết về vấn đề này nhé.
Cơ sở pháp lý: Luật dân quân tự vệ 2015.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Dân quân tự vệ là gì?
Khái niệm dân quân tự vệ:
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 giải thích, dân quân tự vệ được hiểu cơ bản chính là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, dân quân tự vệ được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ.
Vị trí, chức năng của dân quân tự vệ:
Dân quân tự vệ như chúng ta đã định nghĩa ở trên, chính là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân. Trong đó, có chức năng là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; dân quân tự vệ có chức năng làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh xảy ra.
1. Dân quân tự vệ có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?
Mỗi chúng ta đều biết rằng, nhiệm vụ tham gia vào quá trình bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân tộc, thực hiện nghĩa vụ quân sự được xem là nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc, với quê hương. Đất nước ta tuy đã giành được hoà bình, Nhân dân được hưởng ấm no, hạnh phúc nhưng các thế lực thù địch vẫn luôn ngày đêm tìm cách chống phá.
Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà để nhằm mục đích góp phần bảo vệ Tổ quốc, mỗi công dân khi tham gia nghĩa vụ quân sự cần phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về thực hiện nghĩa vu thiêng liêng và cao cả này. Theo quy định của
“4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;
b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.”
Như vậy, chúng ta cũng có thể nhận thấy rõ ràng rằng, chúng ta đã biết thì việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là việc các chủ thể tham gia, đóng góp một phần sức lực của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng và toàn dân tộc, trong đó hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” vẫn luôn đi đầu và hình ảnh này vẫn được xem là tấm gương sáng cho mọi thế hệ thanh niên Việt Nam noi theo. Vì vậy, mỗi thanh niên khi tham gia vào việc thực hiện nghĩa vụ quân sự lên đường nhập ngũ vừa là niềm vinh dự, vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.
Nếu như các chủ thể thuộc đối tượng là dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực thì bạn được miễn đi nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu như đối với các công dân thuộc trường hợp đi dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình (không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa).
Lưu ý rằng, theo quy định pháp luật trong giai đoạn hiện nay thì thẩm quyền quyết định việc công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự thuộc về Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, chủ thể là người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
2. Những trường hợp không phải tham gia nghĩa vụ quân sự:
Nghĩa vụ quân sự trong giai đoạn hiện nay vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Tuy nhiên, pháp luật cũng đề ra một vài trường hợp công dân được miễn nghĩa vụ quân sự. Cụ thể được ghi nhận tại khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, bao gồm:
– Các chủ thể là những cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên;
– Các chủ thể là con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
– Các chủ thể là một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
– Các chủ thể là một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
– Các chủ thể làngười làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.
Lưu ý rằng các chủ thể là những công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
Trong giai đoạn hiện nay thì đối với danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ theo quy định thì sẽ cần phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Quyết định.
Tuy nhiên, những thông tin được nêu trên về cơ bản mới chỉ là những vấn đề cơ bản nhất được nêu ra. Những năm trở lại đây, chúng ta thấy được rằng, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tình hình tuyển quân, thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự trên thực tế sẽ có nhiều ảnh hưởng. Bộ Quốc phòng sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này trong thời gian tới và căn cứ cụ thể trên tình hình thực tế.
Mỗi công dân Việt Nam đều nhận thức được rằng, ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình nghĩa vụ với đất nước mà đặc biệt là nghĩa vụ quân sự. Đó không chỉ là nghĩa vụ với hiện tại và tương lai trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc mà còn là trách nhiệm bảo vệ thành quả cách mạng của những bậc cha ông đi trước được hiểu chính những người đã ngã xuống vì nền hòa bình, độc lập dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Mỗi người chúng ta đều đang được sống và hiện đang được hưởng thành quả của thế hệ đi trước đã dày công xây dựng, vun đắp, mỗi thanh niên Việt Nam đều phải luôn sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự chính là thể hiện nghĩa vụ cao cả và lòng biết ơn sâu sắc với Tổ quốc và dân tộc.
Tuy nhiên, một số bạn trẻ trong giai đoạn hiện nay, trên thực tế thì vẫn chưa hiểu được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, tìm cách để nhằm mục đích có thể trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Đây cũng là một trong số những điều đáng buồn, đi ngược lại với quan điểm của đất nước ta, cụ thể đó là quan điểm “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Theo
Bảo vệ Tổ quốc luôn được đánh giá chính là nhiệm vụ thiêng liêng, cao quý nhất, mỗi thanh niên đều phải lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Đây thực chất không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà cao hơn cả đó còn là niềm tự hào của mỗi thanh niên Việt Nam để nhằm mục đích, thông qua đó góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cũng từ đó có thể bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc, tự tin hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.