Trong những năm qua, vai trò của bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa đối với xã hội và đời sống con người. Chính vì thế mà các đại lý bảo hiểm xuất hiện ngày càng nhiều. Cùng bài viết tìm hiểu về đại lý bảo hiểm là gì? Điều kiện, trách nhiệm của đại lý bảo hiểm.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về đại lý bảo hiểm:
1.1. Đại lý bảo hiểm là gì?
Đại lý chính là một trong số những cầu nối thực hiện vai trò trung gian giữa một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm với khách hàng của doanh nghiệp đó. Đại lý sẽ được phép nhân danh, đại diện để thực hiện hoạt động bán sản phẩm đã thống nhất từ trước và nhận lại thù lao thích đáng từ doanh nghiệp.
Còn đối với việc kinh doanh bảo hiểm, nhà nước ta đã có định nghĩa rõ ràng về đại lý bảo hiểm tại Điều 84 trong
“Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Thông qua đó, ta nhận thấy, đại lý bảo hiểm được hiểu là những người hoặc tổ chức trung gian giữa doanh nghiệp bảo hiểm và các chủ thể là người tham gia bảo hiểm, đại lý bảo hiểm sẽ đại diện cho doanh nghiệp và được tạo lập để hoạt động vì quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm có thể là các tổ chức ngân hàng hay luật sư. Những tổ chức này sẽ làm đại lý bảo hiểm một cách rất thuận lợi bởi vì thường có sự tiếp xúc với nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, bảo hiểm là một dịch vụ bổ sung cho khách hàng của họ. Đại lý có thể là một cá nhân hoạt động chuyên trách hoặc bán chuyên trách.
Đại lý bảo hiểm có thể là hoạt động tại văn phòng hoặc cũng có thể được thực hiện thông qua việc đi đến từng nhà, từng doanh nghiệp để bán bảo hiểm, thu phí bảo hiểm và đàm phán những thay đổi về nhu cầu bảo hiểm của khách hàng trên thực tế và những tiềm năng có thể xảy đến.
1.2 Vai trò của đại lý bảo hiểm:
Đại lý bảo hiểm có những vai trò quan trọng trong mô hình kinh doanh bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm chính là cầu nối trực tiếp giữa một doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng tiềm năng. Cụ thể:
– Vai trò của đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm:
+ Đại lý bảo hiểm dù là tổ chức hay cá nhân thì đều đóng vai trò là một lực lượng bán hàng trọng yếu của doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Đại lý bảo hiểm là người trực tiếp nhận các thông tin phản hồi về sản phẩm bảo hiểm từ phía khách hàng.
+ Đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng gói bảo hiểm.
+ Đại lý bảo hiểm có nhiệm vụ giới thiệu hoặc chào bán gói sản phẩm của doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng.
+ Đại lý bảo hiểm được ủy quyền, chịu trách nhiệm tổ chức việc ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với người tham gia bảo hiểm.
+ Đại lý bảo hiểm sẽ có vai trò phát triển hệ thống đại lý tạo ra nhiều nguồn thu hơn.
+ Đại lý bảo hiểm sẽ thực hiện một số công việc khác nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng đã tham gia gói bảo hiểm.
– Vai trò của đại lý bảo hiểm đối với khách hàng tham gia bảo hiểm:
+ Thông qua đại lý bảo hiểm khách hàng cảm thấy dễ dàng, nhanh chóng trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm.
+ Đại lý bảo hiểm có thể đi đến từng nhà, từng doanh nghiệp để nhằm
+ Đại lý bảo hiểm giúp khách hàng tiết kiệm chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian khi có quyết định tham gia bảo hiểm.
+ Đại lý bảo hiểm sẽ hỗ trợ, đồng hành cùng với người tham gia trong việc đảm bảo quyền lợi bảo hiểm khi rủi ro xảy ra.
– Vai trò của đại lý bảo hiểm với xã hội:
Đại lý bảo hiểm sẽ là người cung cấp dịch vụ cho xã hội và từ đó mang đến sự đảm bảo cho mỗi cá nhân, tổ chức và gia đình cũng như sự yên tâm cho những người có trách nhiệm trong gia đình. Chính bởi vì thế mà xét trên một khía cạnh nào đó, đại lý bảo hiểm còn góp phần đảm bảo an toàn cho xã hội cũng như tạo ra những giá trị tinh thần và sự yên tâm cho người tham gia bảo hiểm.
2. Trách nhiệm của đại lý bảo hiểm:
Theo Điều 88
“Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.”
Như vậy, ta nhận thấy, đại lý bảo hiểm sẽ có trách nhiệm thực hiện việc kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động khác theo đúng luật nhà nước, đúng điều khoản hợp đồng đã ký kết với công ty bảo hiểm. Trong trường hợp khi đại lý kinh doanh vi phạm pháp luật, có hành vi gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của khách hàng thì công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm cần phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.
Chính bởi vì thế, các chủ thể sẽ có thể yên tâm ký hợp đồng với đại lý bảo hiểm. Bởi đại lý bảo hiểm đã được bảo lãnh từ chính công ty bảo hiểm đã uỷ quyền khi có bất cứ điều gì phát sinh dựa theo quy định của pháp luật. Khi có những sai sót xảy ra thì chủ thể chịu trách nhiệm với bên mua hợp đồng sẽ là công ty bảo hiểm. Tuy nhiên thì đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.
3. Quy định về điều kiện hoạt động của đại lý bảo hiểm:
Theo Điều 86, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì một tổ chức hoặc cá nhân muốn trở thành đại lý bảo hiểm cần thoả mãn những điều kiện cụ thể sau đây:
– Đối với cá nhân muốn trở thành đại lý bảo hiểm cần thỏa mãn những điều kiện cụ thể sau đây:
+ Cá nhân phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
+ Cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Cá nhân phải có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp.
– Đối với tổ chức muốn trở thành đại lý bảo hiểm cần thoả mãn những điều kiện cụ thể sau đây:
+ Tổ chức đó phải là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp.
+ Các nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định như một đại lý cá nhân.
+ Các chủ thể là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.
Như vậy, để các tổ chức, cá nhân trở thành đại lý bảo hiểm thì các cá nhân hay tổ chức đó sẽ cần thoả mãn những điều kiện cụ thể được nêu trên. Việc tuân thủ các điều kiện này là vô cùng cần thiết để nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi của các chủ thể có liên quan cũng như tính pháp lý trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Nhiệm vụ của Đại lý bảo hiểm:
Theo Điều 85 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định nhiệm vụ, nội dung hoạt động của đại lý bảo hiểm bao gồm những công việc cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Đại lý bảo hiểm có nhiệm vụ giới thiệu, chào bán bảo hiểm: Đại lý bảo hiểm sẽ có nhiệm vụ giới thiệu, tư vấn những gói sản phẩm bảo hiểm phù hợp với điều kiện về rủi ro và tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó cũng sẽ giới thiệu về độ uy tín, vị thế, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm đã uỷ quyền.
– Thứ hai: Đại lý bảo hiểm có nhiệm vụ thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm: Đại lý bảo hiểm sẽ có nhiệm vụ giúp khách hàng hoàn thiện những thủ tục cần thiết, kê khai trung thực các yếu tố như thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe, công việc từ đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đồng ý phê duyệt gói bảo hiểm mà khách hàng đã đăng ký.
– Thứ ba: Đại lý bảo hiểm có nhiệm vụ thu phí bảo hiểm: Theo hợp đồng bảo hiểm, khi đã đến kỳ hạn khách hàng cần hoàn thành nộp phí bảo hiểm. Thay vì khách hàng sẽ cần phải đến trực tiếp công ty bảo hiểm để nộp phí thì đại lý bảo hiểm được uỷ quyền đến thu phí tại nhà khách hàng giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
– Thứ tư: Đại lý bảo hiểm có nhiệm vụ thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm: Mỗi khi khách hàng phát sinh rủi ro và yêu cầu hỗ trợ từ bảo hiểm, đại lý bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ hỗ trợ khách hàng hoàn thành thủ tục để đủ điều kiện nhận hỗ trợ từ công ty bảo hiểm dựa theo hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh đó thì đại lý còn có nhiệm vụ xác minh thông tin của khách hàng và chuyển đến công ty bảo hiểm từ đó sẽ giúp công ty bảo hiểm giải quyết việc bồi thường, trả tiền bảo hiểm một cách nhanh chóng, chính xác, công khai và minh bạch.
– Thứ năm: Đại lý bảo hiểm có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm: Đại lý bảo hiểm còn thực hiện một số hoạt động khác theo quy định trong hợp đồng uỷ quyền, đại diện kinh doanh giữa công ty và đại lý bảo hiểm.