Trong lĩnh vực kinh doanh, có rất nhiều loại chứng từ giấy tờ mà người kế toán cần phải đảm bảo và lưu ý, trong đó không thể bỏ qua quá trình xuất hóa đơn, vì hóa đơn là bằng chứng thể hiện quan hệ mua bán của các bên. Vậy đại lý bán hàng có cần phải xuất hóa đơn bán hàng hay không?
Mục lục bài viết
1. Đại lý bán hàng có phải xuất hóa đơn bán hàng không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 166 của Văn bản hợp nhất
Đồng thời, để xem xét về quá trình xuất hóa đơn bán hàng của đại lý, căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ (sửa đổi tại Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định miễn, giảm thuế), có quy định cụ thể về vấn đề áp dụng hóa đơn điện tử trong quá trình mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Cụ thể như sau:
– Tổ chức kinh doanh thực hiện hoạt động kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo phương pháp khấu trừ sẽ xuất/điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, các cửa hàng ở các địa phương/tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương để mua bán, hoặc các tổ chức kinh doanh sẽ xuất/điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau, các tổ chức kinh doanh xuất hàng hóa cho các cơ sở nhận làm đại lý bán hàng đúng giá, các đại lý bán hàng để hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và căn cứ vào chế độ hạch toán kế toán phù hợp, các cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong các cách thức sử dụng hóa đơn và chứng từ như sau:
+ Sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để làm căn cứ thanh toán và làm căn cứ kê khai trong quá trình nộp thuế giá trị gia tăng ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
+ Sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, sử dụng các loại phiếu xuất kho hàng hóa gửi cho các đại lý bán hàng theo quy định đối với các loại hàng hóa xuất cho các cơ sở làm đại lý.
– Cơ sở hạch toán phụ thuộc, các chi nhánh, các cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng trong quá trình bán hàng cần phải lập hóa đơn theo quy định của pháp luật để giao cho người mua. Đồng thời, các cơ sở đó cần phải lập Bảng kê khai hàng hóa bán ra gửi về cho các cơ sở của hàng hóa điều chuyển hoặc gửi về cho các cơ sở của hàng hóa gửi bán (hay còn được gọi tắt là các cơ sở giao hàng), để các cơ sở giao hàng lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa thực tế tiêu thụ, giao cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc/các chi nhánh/các cửa hàng và các cơ sở nhận làm đại lý bán hàng theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, đại lý buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng không phân biệt giá trị của hàng hóa hay giá trị của dịch vụ, các đại lý và các người bán đều cần phải thực hiện thủ tục xuất hóa đơn giao cho người mua, kể cả là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để khuyến mại, các loại hàng mẫu, quảng cáo, các loại hàng trao đổi, các loại quà biếu tặng, tiêu dùng nội bộ hay các loại hàng hóa trả thay lương.
Như vậy, căn cứ vào điều luật phân tích nêu trên, xuất hàng cho các đại lý bán hàng thì các cơ sở có thể lựa chọn hình thức sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để làm căn cứ thanh toán và làm căn cứ kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau. Hoặc, có thể sử dụng các loại
2. Những nội dung cần có khi xuất hóa đơn bán hàng:
Theo như phân tích nêu trên, đại lý bán hàng là bên bán trong quá trình buôn bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cần phải thực hiện thủ tục xuất hóa đơn bán hàng cho người mua. Tuy nhiên, nội dung xuất hóa đơn bán hàng cần phải đáp ứng đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ (sửa đổi tại Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định miễn, giảm thuế), có quy định cụ thể về hóa đơn chứng từ. Theo đó, hóa đơn cần phải bao gồm các nội dung sau đây:
– Tên hóa đơn, ký hiệu của hóa đơn, ký hiệu của mẫu số hóa đơn;
– Tên liên hóa đơn áp dụng đối với từng hóa đơn do các cơ quan thuế đặt in;
– Số hóa đơn;
– Tên của người bán, địa chỉ và mã số thuế của người bán;
– Tên của người mua, địa chỉ và mã số thuế của người mua;
– Tên, đơn vị tính, đơn giá hàng hóa, đơn giá dịch vụ, số lượng của hàng hóa và dịch vụ, thành tiền chưa có tính thuế giá trị gia tăng, thuế suất của thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật, tổng số thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất nhất định, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng cần phải thanh toán, tổng tiền thanh toán đã bao gồm thuế giá trị gia tăng;
– Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua. Tuy nhiên cần phải lưu ý, đối với các loại hóa đơn cho cơ quan thuế đặt in thì trên hóa đơn đó bắt buộc phải có chữ ký của người bán và dấu của người bán kèm theo chữ ký của người mua. Còn đối với hóa đơn điện tử, trong trường hợp người bán được xác định là doanh nghiệp hoặc tổ chức thì chữ ký của người bán trên hóa đơn phải là chữ ký số của các doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục đăng ký, trong trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc chữ ký của người được cá nhân ủy quyền hợp pháp;
– Thời điểm lập hóa đơn, tuy nhiên cần phải lưu ý thời điểm lập hóa đơn cần phải được thể hiện dưới dạng ngày tháng năm dương lịch;
– Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử;
– Mã của các cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
– Phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại và các nội dung khác có liên quan;
– Tên và mã số thuế của các tổ chức nhận in hóa đơn đối với các loại hóa đơn do các cơ quan thuế đặt in;
– Chữ viết trên hóa đơn, chữ số trên hóa đơn và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn;
– Các nội dung khác trên hóa đơn phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Thời hạn của đại lý thương mại được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 177 của Văn bản hợp nhất Luật thương mại năm 2019 có quy định cụ thể về thời hạn của đại lý thương mại. Cụ thể như sau:
– Ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, thời hạn đại lý theo quy định của pháp luật sẽ chỉ cầm tức sau một khoảng thời gian hợp lý, tuy nhiên không sớm hơn thời hạn sáu mươi ngày được tính kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên còn lại về việc chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại;
– Ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý không tiến hành nghĩa vụ thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên còn lại thì bên đại lý sẽ có quyền yêu cầu bên giao đại lý thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho mình một khoản tiền đối với khoảng thời gian mà bên đại lý đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó. Giá trị của khoản bồi thường trong trường hợp này được xác định là một tháng thù lao đại lý trung bình trong khoảng thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý được xác định là dưới một năm thì khoản tiền bồi thường này sẽ được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian bên giao đại lý nhận đại lý;
– Trong trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt dựa trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý, thì bên đại lý sẽ hoàn toàn không có quyền yêu cầu bên giao đại lý thực hiện trách nhiệm bồi thường cho khoảng thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại;
– Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ;
– Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định miễn, giảm thuế.
THAM KHẢO THÊM: