Quy định của pháp luật về đại diện sở hữu công nghiệp? Quy định của pháp luật về đại diện sở hữu công nghiệp?
Trong thời gian gần đây thì một trong những dịch vụ được ra đời rất nhiều và ngày một được chú trọng hơn bất cứ loại dịch vụ nào khác mà đó không phải dịch vụ nào khác mà chính là dịch vụ hỗ trợ hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ. Mà chính xác hơn ở đây đó chính là dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ và dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ đây là một dịch vụ mới phát triển và ra đời trong thời gian ngắn nên rất ít chủ thể biết đến nội dung này. Do đó, trong phạm vi bài viết này, Luật Dương Gia sẽ phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và dịch vụ đại diện sở hữu có nội dung như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
–
1. Quy định của pháp luật về đại diện sở hữu công nghiệp
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì đại diện sở hữu công nghiệp gồm tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và còn được gọi với tên gọi khác đó là tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và người đại diện sở hữu công nghiệp hay gọi chính xác và khái quát nhất dưới góc độ pháp lý là cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó. Bên cạnh đó, thì một ngành nghề kinh doanh có điều kiện đòi hỏi tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề được biết đến là đại diện sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, để có thể hoạt động trong lĩnh vực này thì cá nhân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được thi và cấp chứng chỉ hành nghề đó là: cá nhân phải là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam; đã tốt nghiệp đại học; đã hoạt động 05 năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó thì công dân này phải tốt nghiệp kỳ thi sát hạch của Cục sở hữu trí tuệ. Đại diện sở hữu công nghiệp gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó.
Từ những năm 1996 thì dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đã được hình thành và được biết đến là một ngành kinh doanh có điều kiện, một dịch vụ pháp lý mang tính chuyên biệt cao đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Bởi vì hình thành từ rất sớm và ngày càng trở nên phát triển rộng rãi hơn cho nên, hiện nay hệ thống này ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong hệ thống bảo hộ sở hữu công nghiệp. Cũng chính vì thế mà ngày một lớn mạnh lên rất nhiều cả về số lượng cũng như chất lượng và chiếm được lòng tin của khách hàng trong và ngoài nước.
Trên cơ sở quy định của
2. Quy định của pháp luật về dịch vụ đại diện sở hữu
Trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam và cụ thể là đucợ ghi nhận trong pháp luật Sở hữu trí tuệ thì dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đã được xác định như một ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật này quy đinh. Hiểu theo một các chính xác nhất thì dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp là một trong những ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề khi đăng ký kinh doanh.
Bên cạnh đó, cũng dựa theo quy định tại Điều 155 Luật sở hữu trí tuệ thì cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu đáp ứng các các điều kiện mà pháp luật quy định đó là có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, không những thế mà những cá nhân này phải đã và đang hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Để được cấp Chứng chỉ hành nghề thì cá nhân phải đạt yêu cầu tại Kỳ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Một trong những điều kiện để được dự kiểm tra là cá nhân đó phải có bằng tốt nghiệp đại học.
Trong thực tế, khi thi hành Luật sở hữu trí tuệ cho thấy rằng, việc pháp luật hiện hành đã đua ra các quy định về việc thay đổi từ điều kiện của cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp “tốt nghiệp đại học chuyên ngành pháp lý, kỹ thuật” sang điều kiện “tốt nghiệp đại học”, việc quy định thay đổi này đã mở rộng hơn và tạo dideuf kiện tối đa cho các cá nhân có thể hoạt động trong lĩnh vực này. Hiểu theo một cách đơn giản nhất thì hoạt động này đã chấp nhận tất các các chuyên ngành đào tạo. Bên cạnh những mặt thuận lợi thì kéo theo đó là chất lượng của người đại diện sở hữu công nghiệp giảm đã giảm sút, số lượng người đucợ tham gia hoạt động đông hơn dẫn đến thị trường loãng dần thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất, việc bấp cập được thể hiện ở chỗ thủ tục hành chính đối với hồ sơ thi tuyển. Bởi vì được xác định là số lượng đơn nộp vào Cục sở hữu trí tuệ dự kiểm tra nghiệp vụ bị từ chối hoặc phải bổ sung do sai sót về nội dung và hình thức ngày càng nhiều;
Thứ hai, chất lượng của người đại diện sở hữu công nghiệp giảm đã giảm sút đucợ nhận thấy rõ ở khả năng lập luận, trao đổi trực tiếp của người đại diện với cơ quan có thẩm quyền xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp còn yếu do thiếu hiểu biết về pháp luật cơ bản;
Thứ ba, gầy ra loãng thị trường tuyển sinh và hoạt động ở lĩnh vực này. Thể hiện ở đây là số lượng thí sinh dự thi đầu vào nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp không đạt yêu cầu tăng lên rõ rệt, trong đó thí sinh không đạt yêu cầu ở hai môn thi pháp luật về sở hữu công nghiệp và sáng chế – thiết kế bố trí chủ yếu rơi vào các trường hợp không tốt nghiệp đại học chuyên ngành pháp lý và chuyên ngành kỹ thuật.
Bên cạnh việc quy định về điều kiện hành nghề thì pháp luật Việt Nam hiện hành cũng có đưa ra các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Do đó theo như quy định của khoản 1 Điều 154 Luật sở hữu trí tuệ, thì các cá nhân khi đã được cấp chứng chỉ hành nghề sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện và thi tuyển như đã nêu ra ở trên thì để được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thì cá nhân đó chỉ được tham gia khi trở thành tổ chức.
Mà theo như quy định tại Điều này thì không phải bất cứ tổ chức nào muốn cũng có thể thực hiện hoạt động kinh doanh đối với dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Do đó, tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một trong những điều kiện nữa được quy định ở đây đó chính là riêng các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được phép kinh doanh.
Ở một góc độ khác của pháp luật Việt Nam mà cụ thể là theo như quy định của Luật Luật sư Việt Nam hiện hành thì những tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được phép
Tuy nhiên, do sự bất cập của pháp luật nên tại Luật Sở hữu trí tuệ bổ sung năm 2019 đã quy định về việc các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp để trừng khớp với quy định của pháp luật Luật sự hiện hành. Để tránh tình trạng các chủ thể có ý định xấu lợi dung lỗ hổng pháp lý này để lách luật, trục lợi.