Đại biểu Hội đồng nhân dân từ xưa được xem là những người đại diện cho tiếng nói của nhân dân. Bởi lẽ, trải qua mỗi cuộc bầu cử, nhân dân là người trực tiếp bầu ra người đại biểu mà mình tin tưởng nhất. Vậy, đại biểu Hội đồng nhân dân không chuyên trách là gì?
Mục lục bài viết
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân không chuyên trách là gì?
Căn cứ theo
Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách là cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cán bộ, công chức được trả lương, phụ cấp và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội và quy định khác của pháp luật;
Như vậy, Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách hiện đang là cán bộ, công chức nhưng nay trúng cử vào Đại biểu hội đồng nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân không chuyên trách được dịch sang tiếng Anh như sau: Part-time delegates of the People’s Council
2. Quy định về đại biểu HĐND không chuyên trách:
Thứ nhất, chế độ, chính sách đối với đại biểu Hội đồng nhân dân
Một, về tiền lương
Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách đang làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời gian thực hiện nhiệm vụ đại biểu được bảo đảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 103 của Luật tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể như sau:
+ Phải dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân. Và thời gian làm việc trong năm mà đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu được tính vào thời gian làm việc của đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làm việc và được bảo đảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó đài thọ.
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu làm việc có trách nhiệm sắp xếp công việc, tạo điều kiện cần thiết cho đại biểu Hội đồng nhân dân làm nhiệm vụ. Cụ thể là chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, quận, Thủ trưởng đơn vị, Giám đốc, Chánh án,…
– Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách mà không phải là người hưởng lương (kể cả người hưởng lương hưu) hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội thì được chi trả chế độ tiền công lao động theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân:
+ Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã: 0,10 mức lương cơ sở/ngày;
+ Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện: 0,12 mức lương cơ sở/ngày;
+ Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: 0,14 mức lương cơ sở/ngày;
Ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân là ngày tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân theo kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng nhân dân cụ thể một số hoạt động như các buổi tiếp xúc cử tri, Họp Hội đồng nhân dân các cấp tại địa phương trong mỗi định kỳ, Hoạt động giám sát, kiểm tra tình hình hoạt động tại một số địa phương…
Hai, về hoạt động phí
Đại biểu Hội đồng nhân dân (bao gồm cả đại biểu hoạt động chuyên trách và hoạt động không chuyên trách) được hưởng hoạt động phí hàng tháng như sau:
– Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã: Hệ số 0,3 mức lương cơ sở;
– Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện: Hệ số 0,4 mức lương cơ sở;
– Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: Hệ số 0,5 mức lương cơ sở;
Đây là hệ số được áp dụng chung cho tất cả các đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp từ thấp đến cao, cũng phù hợp với nhiệm vụ, vai trò, số lượng công việc đảm nhiệm và mức độ chịu trách nhiệm của từng đại biểu. Phí này sẽ được lấy hệ số nhân với mức lương cơ sở nhận hằng tháng và cũng được nhận tháng theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, các chế độ, chính sách khác
- Đại biểu Hội đồng nhân dân được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; Theo quy định thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Và đối với những đại biểu hội đồng nhân dân hoạt động không chuyển trách đang làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị nếu không hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì thuộc đối tượng áp dụng chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội do người lao động lựa chọn theo quy định.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân nếu từ trần mà người lo mai táng không đủ Điều kiện hưởng trợ cấp mai táng từ Quỹ bảo hiểm xã hội hoặc không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng từ ngân sách nhà nước thì được hưởng một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở do Hội đồng nhân dân cấp đó chi trả từ ngân sách nhà nước;- Đại biểu Hội đồng nhân dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng, đồng thời sẽ là cơ sở để được bổ nhiệm để đảm nhiệm một số chức danh khác.
3. Quy định cụ thể về độ tuổi tham gia ứng cử đại biểu HĐND chuyên trách:
- Cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách phải đủ tuổi tham gia 02 nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân trở lên hoặc ít nhất trọn một nhiệm kỳ, nam sinh từ tháng 02/1966, nữ sinh từ tháng 01/1971 trở lại đây; nhân sự tái cử phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tính từ tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định của
Bộ Luật Lao động 2019 . Riêng những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là cán bộ Quân đội, Công an thực hiện theo độ tuổi quy định tại và Luật Công an nhân dân. Đối với những trường hợp tuổi ứng cử cao hơn, như ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các hội theo Kết luận số 58-KL/TW ngày 12/9/2019 của Ban Bí thư do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định. Việt NamLuật sĩ quan Quân đội nhân dân - Cán bộ nữ thuộc đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo Nghị định của Chính phủ được tính tuổi công tác như nam, người ứng cử lần đầu sinh từ tháng 01/1966, tái cử sinh từ tháng 7/1963 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định.
4. Hồ sơ ứng cử và thời hạn nộp hồ sơ ứng cử:
Thứ nhất, hồ sơ ứng cử
– Công dân ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật này phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử.
– Hồ sơ ứng cử bao gồm:
+ Đơn ứng cử;
+ Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
+ Tiểu sử tóm tắt;
+ Ba ảnh chân dung màu cỡ 4cm x 6cm;
+ Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn thi hành Điều này.
Thứ hai, nộp hồ sơ ứng cử
– Việc nộp hồ sơ ứng cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội được thực hiện như sau:
+ Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương giới thiệu ứng cử nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Hội đồng bầu cử quốc gia;
+ Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế ở địa phương giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử nộp hai bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở tỉnh nơi mình cư trú hoặc công tác thường xuyên;
+ Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định của Luật này thì Hội đồng bầu cử quốc gia chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ủy ban bầu cử ở tỉnh chuyển hồ sơ ứng cử của người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia; chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử tại địa phương đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, để đưa vào danh sách hiệp thương.
- Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân nộp một bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở đơn vị hành chính mà mình ứng cử. Người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của địa phương nào thì phải là người đang cư trú hoặc công tác thường xuyên ở địa phương đó.
Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người tự ứng cử, người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định của Luật này thì Ủy ban bầu cử chuyển danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để đưa vào danh sách hiệp thương.
– Công dân chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân tối đa ở hai cấp trong cùng một nhiệm kỳ; nếu nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở một cấp.
Thứ ba, những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
– Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
– Người đang bị khởi tố bị can.
– Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
– Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
– Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
- Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015;
Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13 quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân;- Hướng dẫn 36-HD/BTCTW về công tác nhân sự đại biểu quốc hội khóa xv và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.