Đại biểu hội đồng nhân dân có bắt buộc là Đảng viên. Tiêu chuẩn là đại biểu hội đồng nhân dân theo quy định hiện hành.
Đại biểu hội đồng nhân dân có bắt buộc là Đảng viên. Tiêu chuẩn là đại biểu hội đồng nhân dân theo quy định hiện hành.
Tóm tắt câu hỏi:
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân bắt buộc phải là Đảng viên đúng hay sai? 2 Trưởng ban của các ban Hội đồng nhân dân có thể đồng thời thủ trưởng của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân đúng hay sai? 3. Hoạt động Thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân được tiến hành tại Hội đồng nhan dân cấp tỉnh và Hội đồng nhân dân cấp xã đúng hay sai? ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003;
– Luật tổ chức chính quyền đại phương 2015;
– Nghị quyết 1132/NQ-UBTVQH13;
– Nghị quyết 26/2008/QH12.
2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, Đại biểu Hội đồng nhân dân bắt buộc phải là Đảng viên là sai.
Theo quy định tại Điều 7 Luật tổ chức chính quyền đại phương 2015 về tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
“Điều 7. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, vô tư, kiệm, liêm, chính, chí công gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.”
Theo đó, chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định trên của pháp luật thì người đó đủ điều kiện để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Ngoài những yêu cầu về mặt đạo đức, tinh thần, ý chí của người đại biểu Hội đồng nhân dân, chỉ có thêm yêu cầu về trình độ văn hóa, chuyên môn… ngoài ra, không có bất cứ tiêu chuẩn nào yêu cầu bắt buộc đại biểu Hội đồng nhân dân phải là Đảng viên.
Bên cạnh đó, tại điểm c khoản 3 Điều 1
“c) Phấn đấu đạt tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là người ngoài Đảng không dưới 10%; người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là người dưới 35 tuổi không dưới 15% tổng số người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở từng cấp;”
Do đó, cơ cấu thành phần đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi tổ chức đơn vị hành chính bao gồm nhiều thành phần trong đấy, pháp luật quy định về việc phải đảm bảo đại biểu Hội đồng nhân dân là người ngoài Đảng là 10% trở lên. Như vậy, khẳng định đại biểu Hội đồng nhân dân bắt buộc là Đảng viên là sai.
Thứ hai, trưởng ban của các ban Hội đồng nhân dân có thể đồng thời là thủ trưởng của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân là sai.
Theo quy định tại Điều 54 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003:
“Điều 54
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành lập ba Ban: Ban kinh tế và ngân sách, Ban văn hoá – xã hội, Ban pháp chế; nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban dân tộc.
Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập hai Ban: Ban kinh tế – xã hội; Ban pháp chế.
Số lượng thành viên của mỗi Ban do Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Thành viên của các Ban của Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp.”
Theo đó, trong quy định của pháp luật tại Điều 54 trên có quy định rõ ràng rằng Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân. Như vậy khẳng định trên là sai.
Thứ ba, hoạt động thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân được tiến hành tại Hội đống nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng nhân dân cấp xã là sai.
Việc tiến hành hoạt động thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định tại
“Thí điểm việc không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường tại một số địa phương; danh sách cụ thể do Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, hoạt động thí điểm bỏ hội đồng nhân dân được thực hiện tại Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường bắt đầu từ ngày 25 tháng 4 năm 2009. Nghị quyết 26/2008/QH12 này hiện nay vẫn còn hiệu lực. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 tại khoản 2 Điều 142 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về vấn đề này thì chấm dứt việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường theo