Đặc điểm của phạm tội có tổ chức - một loại đồng phạm nguy hiểm. Các loại phạm tội có tổ chức thường gặp trên thực tế là gì?
Trong thời gian gần đây có rất nhiều vụ án diễn ra với những tình tiết vô cùng phức tạp và để lại hậu quả nặng nề đã khiến hoang mang lo sợ trong dân chúng. Nếu như những vụ án này thường xuyên sảy ra với tính chất phúc tạp thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của những công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Với tính chất đời sống xã hội phức tạp thì hơn bao giờ hết người dân chỉ có thể đặt niềm tin mình trao cho vào Nhà nước để bảo vệ quyền lợi của bản thân mỗi cá nhân họ. Bởi vì tính chất đờ sống phức tạp, nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng tăng dẫn đến những tình tiết các vụ án không chỉ đơn giản mà ngày càng có những tình tiết phức tạp hơn.
Hoạt động của tội phạm trọng một vụ án không còn chỉ dừng lại ở một vụ án do cá nhân thực hiện mà có những vụ án cũng có thể là một nhóm người thực hiện kế hoạch gây án một cách công phu và có dàn dựng trước đó để nhằm mục đích trốn tránh tội sau khi thực hiện hành vi gây án của mình. Vậy hành vi phạm tội có tổ chức được biết đến với các đặc điểm nhận biết như thế nào? Đồng thời thì các dạng thường gặp của phạm tội có tổ chức được quy định ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để có thể nắm rõ quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của người thân và toàn xã hội.
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về phạm tội có tổ chức ?
Trong tình hình thực tế hiện này và theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là tại Khoản 2 Điều 17
Tuy nhiên, đối với các hành vi phạm tội có tổ chức của cá nhân được biết đến là một hành vi đồng phạm mang tính đặc biệt hơn hình thức đồng phạm thông thường. Hiểu theo cách thông thường đối với hình thức đồng phạm thông thường có thể chỉ đơn giản là nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật, thì bên cạnh đó pháp luật hiện hàn đã quy địnhvề hành vi phạm tội có tổ chức lại có tính phức tạp hơn và các hoạt động của hành vi này cũng tinh vi hơn, có đặc điểm nổi bật là có sự cấu kết, liên kết chặt chẽ giữa những người thực hiện trong xuyên suốt quá trình gây án.
2. Đặc điểm của phạm tội có tổ chức
Từ khái niệm trên, và đồng thời theo như những gì mà pháp luật hiện hành quy định thì đối với những hoạt động phạm tội có tổ chức thì giữa những người đồng phạm vừa có sự liên kết chặt chẽ với nhau vừa có sự phân hóa vai trò, phân công nhiệm vụ tương đối rõ rệt. Do đó mà trong nội dung mục 2 này tác giả có thể đưa ra các đặc điểm của phạm tội có tổ chức thường được nhận định như sau:
– Thứ nhất, một trong những đặc điểm không thể nào không kể đến đó là nội dung liên quan đến nhóm phạm tội được hình thành với tính lâu dài, bền vững. Do đó, trong nhóm phạm tội này luôn được khẳng định có sự tồn tại quan hệ chỉ huy- phục tùng đối với các cá nhân tham gia hoạt động trong nhóm này. Đồng thời thì khi tham gia vào hoạt động này thì mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung thống nhất, đều coi và sử dụng tổ chức phạm tội như là công cụ sức mạnh trong hoạt động phạm tội của mình.
– Thứ hai, đối với đặc điểu được rút ra ở trong hoạt động của một nhóm phạm tội theo như quy định của pháp luật hiện hành thì sẽ có có sự chuẩn bị, chu đáo về mọi mặt cho việc thực hiện cũng như cho việc che dấu tội phạm, cách thức thực hiện tội phạm thường tinh vi, xảo quyệt.
– Thứ ba, đối với hành vị phạm tội được xác định trong phạm tội có tổ chức, vai trò của người tổ chức mang tính quyết định. Khác với trường hợp đồng phạm có thông mưu trước chính là ở vai trò của người tổ chức; ở đồng phạm có thông mưu trước thì những người phạm tội chỉ bàn nhau cách thức thực hiện tội phạm còn ở phạm tội có tổ chức, người tổ chức có vị trí co hơn những người khác, thiết kế hoạt động và chỉ huy thực hiện nó. Người tổ chức có thể là người cầm đầu, chủ mưu hoặc chỉ huy.
Do đó, với đặc điểm như vậy có thể thấy rằng với những hoạt động phạm tội có tổ chức có nhiều khả năng cho phép phạm tội liên tục, nhiều lần và gây ra những hậu quả lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn. Sự kết cấu chặt chẽ của đồng phạm có tổ chức vừa thể hiện đặc điểm dấu hiệu chủ quan vừa thể hiện được đặc điểm của dấu hiệu khách quan, vừa thể hiện mức độ liên kết về măt chủ quan, vừa thể hiện mức độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của những người đồng phạm. Với đặc điểm như vậy, đồng phạm có tổ chức có nhiều khả năng cho phép phạm tội liên tục, nhiều lần, gây ra những hậu quả lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn
3. Các dạng thường gặp của phạm tội có tổ chức
Trên cơ sở quy định của luật hình sự thì người đồng phạm được phân thành 4 dạng trong một hoạt động phạm tội có tổ chức bao gồm: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người giúp sức. Trong đó, mỗi dạng phạm tội có tổ chức thì được biết đến với nội dung như sau:
Thứ nhất, là người tổ chức: Đồng phạm trong vai trò là người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, đưa ra kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Trên thực tế cho thấy, người tổ chức có thể chỉ giữ vai trò là người cầm đầu hoặc chủ mưu hoặc chỉ huy nhóm đồng phạm, nhưng cũng có thể họ vừa chủ mưu, cầm đầu, vừa chỉ huy nhóm đồng phạm thực hiện tội phạm.
Thứ hai, người thực hành: Đồng phạm trong vai trò là người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội;
Thứ ba, người xúi giục: Đồng vạm trong vai trò là người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tiến hành thực hiện hành vi phạm tội mà không có hành vi xúi giục này chưa chắc hoặc có thể hành vi phạm tội chưa xảy ra luôn và ngay hoặc không diễn ra sớm hơn.
Người xúi giục là người có hành vi tác động đến ý thức, tư tưởng của người khác làm cho người bị xúi giục thực hiện tội phạm. Người xúi giục có thể là người đã nghĩ ra việc phạm tội và đã xúi giục người khác tham gia vào việc phạm tội đó. Cũng có thể người xúi giục chỉ có hành vi kích động, thúc đẩy người khác vố đã có ý định phạm tội nhưng chưa thực hiện tội phạm để họ đưa ra quyết định thực hiện tội phạm trên thực tế. Người xúi giục có thể vừa xúi giục người khác thực hiện tội phạm vừa trực tiếp tham gia thực hiện tội phạm với người bị xúi giục.
Thứ tư, đồng phạm trong vai trò người giúp sức được biết đến là việc tạo các điều kiện tinh thần hoặc điều kiện vật chất cho những người khác thực hiện hành vi phạm tội. Đặc điểm của người giúp sức là tạo ra những điều kiện thuận lợi cho người đồng phạm khác thực hiện tội phạm. Nói cách khác, trong đồng phạm, người giúp sức có thể thực hiện hành vi giúp sức về vật chất hoặc giúp sức về tinh thần cho những người đồng phạm khác thực hiện hành vi phạm tội. Trong đó thì người giúp sức là đồng phạm sẽ đucợ xác định bởi 2 loại đó là giúp sức về vật chất và giúp sức về tinh thần, và nội dung được xác định như sau:
– Một là, đối với việc giúp sức về vật chất có thể được biểu hiện ở những hành vi cụ thể, như cung cấp công cụ, phương tiện cho người khác, loại bỏ, khắc phục những khó khăn, trở ngại… để tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm.
– Hai là, đối với việc giúp sức về tinh thần có thể được biểu hiện ở việc đưa ra những chỉ dẫn, góp ý kiến, cung cấp sơ đồ nơi gây án, tình hình, quy luật hoạt động của nhân viên bảo vệ, của chủ nhà… Hành vi giúp sức về tinh thần tạo cho người thực hành có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện tội phạm và củng cố quyết tâm thực hiện tội phạm của người đó.
Trong thực tế, phạm tội có tổ chức thường được xuất hiện dưới các dạng là đồng phạm có tổ chức do các tổ chức phạm tội thực hiện: Các đảng phái, hội, đoàn phản động, băng, ổ trộm, cướp,…. Cũng vì thế mà việc các cá nhân thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức có thể là trường hợp những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch thống nhất từ trước.
Đồng thời thì có thể hiểu rằng việc phạm tội có tổ chức nguy hiểm rất nhiều lần so với các trường hợp đồng phạm thông thường khác do vậy trách nhiệm đặt ra đối với những người tham gia cũng nghiêm khắc hơn. Trong các hình thức đồng phạm, chỉ có hình thức phạm tội có tổ chức được Bộ luật hình sự quy định là một tình tiết tăng nặng hoặc là một yếu tố định khung hình phạt.