Khái niệm hợp đồng vay tài sản? Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản? Ý nghĩa của hợp đồng vay tài sản?
Hợp đồng vay tài sản là phương tiện pháp lý quan trọng để thực hiện các quan hệ hợp giác giữa các cá nhân, tổ chức nhằm góp phần giải quyết những khó khăn tạm thời về kinh tế đặc biệt là với những gia đình túng thiếu cần vốn để sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh việc vay vốn ngân hàng với lãi suất hù hợp, cá nhân có thể vay mượn của nhau để tiêu dùng cho những việc cần thiết trong gia đình hoặc để kinh doanh là việc làm phổ biến và được nhà nước khuyến khích. Chính vì tầm quan trọng đó mà hợp đồng vay tài sản đã được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật dân sự, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích giữa các bên khi tham gia vào quan hệ này. Vậy, hợp đồng vay tài sản là gì? có đặc điểm pháp lý như thế nào? có ý nghĩa ra sao? Luật Dương Gia sẽ đưa ra câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái niệm hợp đồng vay tài sản?
Theo từ điển Tiếng Việt thì “vay” được hiểu là “nhận tiền hay vật gì của người khác để chi dùng trước với điều kiện sẽ trả tương đương hoặc có thêm phần lãi”. Như vậy, người đi vay sẽ phải thực hiện các hoạt động là “nhận tiền hay vật” và sẽ phải “trả tương ứng hoặc có thêm phần lãi”. Để làm được việc đó phải có sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thể: bên vay và bên cho vay. Trên cơ sở thỏa thuận đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể từ đó tạo thành hợp đồng vay tài sản.
Ngay từ thời La Mã cổ đại, hợp đồng vay tài sản đã được hình thành, thông dùng và được chú trọng, thời điểm đó, hợp đồng vay tài sản có tên là “hợp đồng vay nợ”, theo đó: Hợp đồng vay nợ là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên cho vay chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên vay (tiền, lương thực, thực phẩm,…) Bên vay có nghĩa vụ trả vật cùng loại hoặc số tiền đã vay khi hết hạn hợp đồng.” Khái niệm này đã đề cập đến yếu tố thỏa thuận của các bên, đây là một yếu tố cốt lõi khi thiết lập hợp đồng nói chung và hợp đồng vay tài sản nói riêng. Có thể thấy, hợp đồng vay tài sản trong thời kỳ này đã được tiếp cận và ghi nhận theo đúng bản chất của hợp đồng nói chung. Giá trị của nó vẫn còn được lưu giữ cho đến tận ngày nay.
Bộ luật dân sự Pháp giải thích rằng: Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng theo đó một bên giao cho bên kia một số lượng vật sẽ bị tiêu hao khi sử dụng với điều kiện là bên kia phải trả vật cùng số lượng và chất lượng”; Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định: Hợp đồng vay tài sản có hiệu lực khi một bên nhận từ bên kia một khoản tiền hoặc những vật với sự hiểu ngầm rằng người đó sẽ trả lại tiền vay vật hoặc có thể loại, số lượng và chất lượng đúng như vậy”. Các tiếp cận hợp đồng vây tài sản của Nhật Bản và Pháp vừa có điểm tương đồng, vừa có sự khác biệt.
Khái niệm hợp đồng vay tài sản đã được pháp luật nước ta ghi nhận qua các thời kỳ chẳng hạn như trong Bộ Dân luật Sài Gòn năm 1972, tại Điều 1173 định nghĩa khế ước vay nợ như sau: Khế ước vay nợ là khế ước trong đó, một bên đương sự, giao cho bên kia một số đồ vật sẽ bị tiêu thất do sự tiêu thụ, người vay tới hạn phải hoàn trả đúng số lượng, cùng loại, cùng hạng như đồ vật đã vay, mặc dầu đồ vật ấy có tăng giá hay sụt giá”. Cho đến
Trong pháp luật Việt Nam hiện hành, khái niệm về hợp đồng vay tài sản được quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Khía niệm hợp đồng vay tài sản trong Luật dân sự Việt Nam không có nhiều sự khác biệt so với khái niệm hợp đồng vay tài sản trong Luật La Mã cổ đại cũng như trong pháp luật dân sự của nhiều nước trên thế giới. Khái niệm này cũng đã thể hiện được bản chất đặc trưng của hợp đồng đó là yếu tố thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay, đây là yếu tố cốt lõi tạo nên nội dung của hợp đồng.
2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản?
Hợp đồng vay tài sản là một dạng hợp đồng dân sự. Bên cạnh những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự thì hợp đồng vay tài sản cũng có những điểm riêng, là căn cứ để phân biệt với các loại hợp đồng thông dụng khác.
Thứ nhất, hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đông thực tế, có thể là hợp đồng ưng thuận.
Xét về bản chất thì hợp đồng cho vay là một hợp đồng thực tế, bởi lẽ bên cho vay chỉ có quyền với bên vay, hay nói cách khác bên cho vay không có nghĩa vụ với bên vay. Vì nếu bên vay không chuyển giao tài sản thì không thể bắt buộc bên vay phải chuyển giao. Nếu bên vay bắt buộc phải chuyển giao, nghĩa là bên vay có quyền khởi kiện bên cho vay buộc phải cho vay theo thỏa thuận nếu bên vay không còn tiền cho vay thì phải buộc bán nhà đất để cho vay?
Về nguyên tắc, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận, bởi theo Khoản 1 điều 40 BLDS 2015 quy định: Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Tuy nhiên, đây là một quy định mở, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận rằng hợp đồng có hiệu lực từ khi bên cho vay đã chuyển giao tài sản cho bên vay.
Như vậy, không thể khẳng định hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận hay hợp đồng thực tế. Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận hay thực tế phụ thuộc vào việc hợp đồng phát sinh hiệu lực pháp luật vào thời điểm nào: khi các bên đã thỏa thuận xong nội dung cơ bản của hợp đồng hay khi bên cho vay đã chuyển giao tài sản cho bên vay.
Thứ hai, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ hoặc song vụ.
Điều 402 BLDS 2015 quy định:
Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ có một bên có nghĩa vụ.
Như phân tích ở trên, hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế. Trong trường hợp, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh tại thời điểm giao kết hợp đồng, thì đây là hợp đồng song vụ. Quyền của bên vay tương ứng với nghĩa vụ của bên cho vay và ngược lại.
Trường hợp, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế thì nó hợp đồng đơn vụ. Bởi nếu la hợp đồng thực tế thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vay tài sản là thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên vay, kể từ thời điểm này mới phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể.
Thứ ba, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có tính đền bù hoặc không có tính đền bù.
Hợp đồng vay tài sản có tính chất đền bù nếu nó là hợp đồng vay tài sản có lãi suất. Nói cách khác, hợp đồng vay tài sản có tính chất đền bù khi mà một bên sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận lại một lợi ích tương ứng cùng với khoản lãi theo thỏa thuận, hợp đồng vay tài sản có tính chất đền bù thông thường được áp dụng bắt buộc trong hoạt động tín dụng ngân hàng,…
Hợp đồng vay tài sản không có tính chất đền bù là hợp đồng vay không có lãi suất, tức là khi hết hạn trả nợ, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ một lượng tài sản cùng loại, cùng giá trị cho bên vay, mà không phải trả thêm bất cứ khoản lợi ích vật chất nào khác, hay một giá trị tài sản nào khác, loại hợp đồng này thương được giao kết mang tính chất tương trợ, giúp đỡ nhằm khắc phục khó khăn hoặc giúp đỡ phát triển sản xuất kinh doanh giữa những chủ thể có mối quan hệ thân thiết , quen biết lẫn nhau.
Thứ tư, hợp đồng vay tài sản là căn cứ chuyển quyền sở hữu tài sản.
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận được tài sản và bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.
Đây là đặc điểm giúp ta phân biệt hợp đồng vay tài sản với các hợp đồng dân sự khác như hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng thuê tài sản. Vì trong hai loại hợp đồng này, người mượn và người thuê tài sản không trở thành chủ sở hữu tài sản mượn hay nói cách khác không có đầy đủ quyền sở hữu mà người thuê, người mượn chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đã mượn hoặc thuê trong một thời hạn nhất định do hai bên thỏa thuận. Khi hết thời hạn, bên mượn, bên thuê phải trả đúng tài sản đã mượn, thuê cho bên cho mượn, cho thuê tài sản.
3. Ý nghĩa của hợp đồng vay tài sản?
Hợp đồng vay tài sản là loại hợp đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống và sự phát triển kinh tế thị trường nước ta hiện này, trước hết hợp đồng vay tài sản là phương tiện pháp lý để thỏa mãn các nhu cầu vay vốn của cá nhân, tổ chức lâm vào tình trạng túng thiếu cần vốn đề sản xuất, kinh doanh. Đây là căn cứ để chứng minh sự thỏa thuận giữa các bên và là chứng cứ khi có tranh chấp về vay tài sản giữa các chủ thể.
Hợp đồng vay tài sản còn là nơi ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên, từ đó là phát sinh và xử lý khi có vi phạm hợp đồng, là công cụ để thực hiện quan hệ hợp tác giữa các chủ thể trong xã hội, góp phần vào việc giao lưu hàng hóa, giải quyết phần nào khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, củng cố tinh thân đoàn kết, tương thân tương ái trong nhân dân.