Nguồn lao động nước ta được đánh giá là năng động, cần cù, sáng tạo, chi phí rẻ. Đây là điều thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư các dây chuyền sản xuất quy mô lớn ở nước ta. Vậy đặc điểm nào sau đây không đúng với mặt mạnh của nguồn lao động nước ta? Mời các bạn tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với mặt mạnh của nguồn lao động nước ta?
A. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên
B. Có tác phong công nghiệp và kỉ
C. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông – lâm – thủy sản
D. Tỉ lệ lao động trẻ cao, có khả năng tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật
Đáp án B
2. Đặc điểm nguồn nhân lực tại Việt Nam:
3. Hạn chế của nguồn lao động nước ta:
Năng suất lao động nước ta hiện nay tuy được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp, nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào các ngành thâm dụng lao động và dịch vụ sử dụng nhiều lao đông phổ thông. Ngoài ra, người lao động hiện nay có nhiều lựa chọn việc làm về thời gian và thu nhập nên một số ngành không tuyển đủ công nhân vì thu nhập so với mức chi tiêu chưa cân xứng.
Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động đã có những cải thiện nhất định, song nhìn chung chất lượng còn thấp. Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp trong công việc còn yếu, khuynh hướng nắm vững lý thuyết, nhưng kém về năng lực thực hành còn phổ biến dẫn đến nhiều doanh nghiệp không tuyển được đúng vị trí việc làm.
Mức lương tối thiểu giữa khu vực công và khu vực tư nhân có sự khác biệt khá lớn ở Việt Nam. Người lao động có kỹ năng đang có xu hướng chuyển sang khu vực tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài với mức lương cao hơn và môi trường làm việc cạnh tranh hơn.
Sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng mới ra trường thường thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng, đào tạo chưa gắn liền trực tiếp với ngành nghề cụ thể, kiến thức còn mang tính hàn lâm. Thế hệ gen z năm (sinh từ 1997 đến 2012) được tiếp cận với khoa học công nghệ sớm và nhiều hơn nên họ nhanh nhạy, khởi nghiệp từ khi ngồi trên ghế nhà trường hay sau khi ra trường, họ tự tạo ra con đường cho riêng mình thu được những kết quả khả quan, nhưng con số này không nhiều.
Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 làm cải tiến năng lực sản xuất thúc đẩy sự phát triển kinh tế theo xu hướng tăng cường ký kết các hiệp định… Xu thế này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cầu lao động và yêu cầu về kỹ năng trình độ thay đổi nhanh chóng.
4. Một số định hướng cho nguồn lao động nước ta:
Xu thế hội nhập và ứng dụng khoa học kỹ thuật ngày càng mạnh mẽ sẽ tác động làm biến đổi thị trường lao động, cụ thể sẽ có nhiều ngành nghề, công việc truyền thống/thủ công sẽ mất đi đồng nghĩa với việc người lao động ở các quốc gia sẽ mất đi nhiều việc làm, cơ hội việc làm nhưng nó cũng mở ra cơ hội xuất hiện nhiều ngành nghề, công việc mới đòi hỏi ít nhân công và chất lượng lao động ở trình độ ngày càng cao hơn.
Đối với Việt Nam, một quốc gia có xuất phát điểm, nền tảng, trình độ (công nghệ, nguồn nhân lực…) hạn chế thì thị trường lao động sẽ gặp nhiều thách thức như: Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài; Sức ép về vấn đề giải quyết việc làm với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm; 46 triệu lao động Việt Nam (lao động chưa qua đào tạo) đứng trước nguy cơ không có cơ hội tham gia làm những công việc có mức thu nhập cao, bị thay thế bởi lao robot, trang thiết bị công nghệ thông minh; Thiếu đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là một số ngành/lĩnh vực chủ lực như bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin… Chất lượng lao động ở nước ta thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, cơ cấu ngành nghề đào tạo có nhiều bất cập. Còn thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động trong một số ngành công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam thấp. Vẫn còn tình trạng mất cân đối cung – cầu lao động cục bộ giữa các vùng, khu vực, ngành nghề kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi chính thức, năng suất thấp…
5. Phương án nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam hiện nay:
Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần đến sự kết hợp của nhiều cơ quan quản lý để đưa ra những chính sách, biện pháp hữu hiệu nhất cho việc phát triển kinh tế xã hội. Để tạo ra nguồn nhân lực lao động chất lượng cao cần lưu ý đến những biện pháp như sau:
– Chiến lược phát triển nguồn nhân lực: Nhà nước và doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược nguồn nhân lực một cách hợp lý gắn liền với sự phát triển thiết thực của kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cần phải nhận định rõ xây dựng nguồn nhân lực vững mạnh là trách nhiệm của những nhà quản lý và doanh nghiệp, tổ chức.
– Đưa ra biện pháp giải quyết trường hợp phát sinh kịp thời: Các cơ quan, công ty, doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp giải quyết kịp thời để giải quyết các vấn đề mang tính cấp bách, lâu dài đối với nguồn lực của mỗi quốc gia. Trong đó, cần phải chú trọng vào việc khai thác, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để giúp nâng cao chất lượng mới cso thể cải tạo được chất lượng sản xuất.
Cần có những chương trình và khóa đào tạo chuẩn hóa đối với từng ngành nghề cụ thể, đồng thời đưa ra những công cụ đánh giá, ghi nhận trình độ của họ qua mỗi thời điểm đào tạo tránh những việc đào tạo tốn thời gian mà không mang lại chất lượng gì hết.
– Nâng cao trình độ học vấn: Đây cũng là vấn đề quan trọng mà cần phải thực hiện được ở Việt Nam vì nhìn chung trên cả nước tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi lao động đạt khoảng 97,85%. Do đó cần đưa ra những giải pháp để nâng cao trình độ học vấn thúc đẩy người dân tích cực hoàn thành chương trình học tập một cách cơ bản.
– Đưa ra chính sách đãi ngộ hợp lý về nguồn nhân lực: Nhà nước và doanh nghiệp cần có những chính sách hợp lý để cải thiện đời sống của người lao động dựa trên thực tiễn. Qua đó có thể đưa ra các chính sách đãi ngộ, hướng nghiệp một cách thỏa đáng thúc đẩy sự phát triển của người lao động như:
+ Mở thêm nhiều lớp hướng nghiệp, dạy nghề, học nghề
+ Dự báo nhu cầu lao động trong thời gian tới
+ Đưa ra chính sách cụ thể với những lao động Việt Nam làm ở nước ngoài
+ Chính sách đảm bảo quyền và mức lương xứng đáng cũng như bảo vệ các quyền lợi an sinh xã hội của người lao động.
+ Việt Nam đang trở thành điểm đến được nhiều nhà đầu tư yêu thích vì có nguồn nhân lực trẻ trung, năng động.
THAM KHẢO THÊM: