Trọng tài thương mại có vai trò của trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp, đặc biệt là các tranh chấp kinh tế. Việc lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có những ưu điểm cho các bên so với việc giải quyết bằng toà án. Cụ thể tìm cùng bài viết tìm hiểu về trọng tài thương mại là gì? Các đặc điểm, vai trò và ý nghĩa?
Mục lục bài viết
1. Trọng tài thương mại là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại (LTTTM) quy định: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”. Theo đó, Trọng tài thương mại được xem xét dưới hai góc độ là phương thức giải quyết tranh chấp và là cơ quan giải quyết tranh chấp.
Thứ nhất, trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp
Trọng tài có những đặc trưng cơ bản như: Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba – các trọng tài viên hoặc trọng tài viên duy nhất. Trọng tài là bên trung gian, hoàn toàn độc lập với các bên, đứng giữa để giải quyết tranh chấp và đưa ra phán quyết có tính chất bắt buộc để bảo vệ quyền lợi của các bên.Qua đó, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục tố tụng chặt chẽ hơn so với thương lượng và hòa giải. Kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do trọng tài tuyên đối với các đương sự của vụ tranh chấp.
Thứ hai, trọng tài là cơ quan giải quyết các tranh chấp
Trọng tài được hiểu là một cơ quan tài phán độc lập, tồn tại song song với Tòa án. Pháp luật tôn trọng quyền tự do lựa chọn của các bên, khi có tranh chấp trong thương mại phát sinh, các chủ thể có thể lựa chọn hoặc Tòa án hoặc Trọng tài để giải quyết tranh chấp cho mình. Trọng tài là tổ chức xã hội – nghề nghiệp do các trọng tài viên tự thành lập nên để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Quyền lực trọng tài không tự nhiên mà có mà xuất phát từ sự thỏa thuận giữa các chủ thể tranh chấp đối với trọng tài.Phán quyết của trọng tài vừa là sự kết hợp giữa ý chí, sự thỏa thuận của các bên, vừa mang tính tài phán của cơ quan có thẩm quyền xét xử.
Theo khoản 1 điều 3
Như vậy ta có thể hiểu Trọng tài thương mại là hình thức tài phán mà quyền lực của nó được tạo nên bởi chính các bên trong quan hệ tranh chấp thương mại. Tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, pháp luật quy định nguyên tắc loại trừ thẩm quyền của tòa án khi các bên đã lựa chọn trọng tài.
2. Hình thức của trọng tài thương mại:
Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc) và trọng tài thường trực.
2.1. Trọng tài vụ việc:
Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài vụ việc sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp. Đây là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất và được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên quy định của pháp luật các nước về hình thức trọng tài này cũng ở mức độ sâu, rộng khác nhau.
Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau:
* Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp. Theo đó, trọng tài chỉ được thành lập theo thỏa thuận của các bên tranh chấp để giải quyết vụ việc tranh chấp cụ thể giữa các bên. Khi giải quyết xong tranh chấp, trọng tài tự chấm dứt hoạt động.
* Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng. Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được chỉ định có thể là người có tên hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài nào.
* Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình, mà quy tắc tố tụng để giải quyết vụ tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng. Thông thường, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ một quy tắc tố tụng phổ biến nào, thường là quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài có uy tín ở trong nước và quốc tế.
Trọng tài vụ việc lần đầu tiên được quy định tại
Trọng tài vụ việc có một số ưu thế hơn trọng tài thường trực như: giải quyết nhanh chóng vụ việc tranh chấp, ít tốn kém; các bên có quyền lựa chọn bất kì trọng tài viên nào trong danh sách trọng tài viên của bất kì trung tâm trọng tài nào….
2.2. Trọng tài thường trực:
Ở Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định.
Các trung tâm trọng tài có một số đặc trưng cơ bản sau:
* Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước; nhưng đồng thời vẫn nhận sự hỗ trợ của nhà nước.
Các trung tâm trọng tài được thành lập theo sáng kiến của trọng tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, chứ không phải được thành lập bởi nhà nước. Các trung tâm trọng tài không nằm trong hệ thống cơ quan quản lí nhà nước, cũng không thuộc hệ thống cơ quan xét xử nhà nước.
Hoạt động của trung tâm trọng ài theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước.
Trọng tài viên duy nhất hoặc hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết.
Là tổ chức phi chính phủ nhưng các trung tâm trọng tài vẫn luôn đặt dưới sự quản lí và hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước quản lí đối với các trung tâm trọng tài thông qua việc bạn hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lí cho việc tổ chức và hoạt động của trung tâm trọng tài. Ngoài ra, nhà nước còn quản lí thông qua hoạt động quản lí hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cấp, thay đổi, bổ sung hay thu hồi giấy phép thành lập, đăng kí hoạt động của các trung tâm trọng tài.
* Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau.
Mỗi trung tâm trọng tài là một pháp nhân, tồn tại độc lập và bình đẳng với các trung tâm trọng tài khác. Giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới.
* Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ.
Cơ cấu của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm.
Ban điều hành gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch trung tâm trọng tài và có thể có tổng thư ký trung tâm trọng tài do chủ tịch trung tâm trọng tài cử.
Các trọng tài viên trong danh sách trung tâm trọng tài có thể tham giai vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định.
* Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng.
Mỗi trung tâm trọng tài tự xác định về lĩnh vực hoạt động của mình tùy theo khả năng chuyên môn của đội ngũ trọng tài viên và phải ghi rõ trong điều lệ của trung tâm trọng tài. Trong quá trình hoạt động, trung tâm trọng tài có quyền mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động trên cơ sở sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, đặc biệt là quy tắc tố tụng riêng được xây dựng căn cứ vào đặc thù về tổ chức, hoạt động của trung tâm và không trái với quy định của pháp luật về trọng tài thương mại. Khi giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ quy tắc tố tụng này.
Việc xây dựng quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài thường dựa trên cơ sở là một số bản quy tắc trong tài hay một số công ước quốc tế có liên quan cũng như bản quy tắc tố tụng của một số trung tâm trọng tài quốc tế có uy tín.
* Hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm. Mỗi trung tâm trọng tài đều có danh sách riêng về trọng tài viên của trung tâm. Việc chọn hoặc chỉ định trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp chỉ được giới hạn trọng danh sách trọng tài viên của trung tâm. Vì vậy, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài chỉ được tiến hành bởi các trọng tài viên của chính trung tâm.
3. Thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại:
Điều 2 Luật TTTM 2010 quy định ba nhóm vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại, cụ thể:
Thứ nhất, “tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại”. Tranh chấp này đòi hỏi các bên trong tranh chấp đều phải có hoạt động thương mại, mà tiêu chí nhận diện hoạt động thương mại theo Khoản 1 Điều 3
Thứ hai, “tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại”. Với quy định này, chỉ cần một bên trong tranh chấp có hoạt động thương mại, bên còn lại có thể tham gia quan hệ với các mục đích phi lợi nhuận như tiêu dùng, nhu cầu cá nhân,…
Thứ ba, “tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định phải giải quyết bằng trọng tài”. Trong trường hợp này, tiêu chí hoạt động thương mại thậm chí còn không được đặt ra, mà chỉ cần trong pháp luật chuyên ngành có quy định tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài thương mại. Ví dụ: Trọng tài có thể được sử dụng để giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty, như theo quy định tại khoản 1 điều 107 Luật Thương mại 2005: “Khi trình tự và thủ tục triệu tập họp đại hội đồng cổ đông không thực hiên theo đúng quy định của Luật và Điều lệ công ty” thì “cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông”.
4. Vai trò của trọng tài thương mại so với Tòa án:
Vai trò của trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại so với Tòa án? Công ty tư vấn pháp luật xin giải đáp thắc mắc cho quý khách như sau
So với các phương thức khác như tòa án, hòa giải, thương lượng thì trọng tài có những ưu điểm như: Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp mềm dẻo, nhanh chóng, thuận lợi cho các bên. So với Tòa án, trọng tài thương mại đảm bảo tối đa quyền tự do thỏa thuận của các bên, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên, nâng cao được hiệu quả kinh doanh; đảm bảo được bí mật trong quá trình giải quyết tranh chấp; mang tính thân thiện tạo khả năng tiếp tục duy trì mối quan hệ của các bên; là cơ chế giải quyết tranh chấp trung lập cho các bên; các phán quyết của trọng tài có thể được công nhận và cho thi hành ở nước ngoài; mang tính chuyên môn cao; không đại diện cho quyền lực Nhà nước nên thích hợp để giải quyết các tranh chấp giữa các bên có quốc tịch khác nhau.
Bên cạnh những ưu điểm và lợi ích vượt trội so với Tòa án và một số phương thức giải quyết tranh chấp khác thì trọng tài cũng có những hạn chế nhất định như: phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm là một ưu thế lớn nhưng nó cũng là hạn chế không cho các bên kháng cáo, kháng nghị; chi phí trong việc giải quyết trọng tài thường được ấn định trước và thường cao hơn rất nhiều so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác…Mặc dù có những hạn chế trên nhưng, nhưng xét về mặt tổng thể, những ưu điểm của thỏa thuận trọng tài vẫn vượt trội, đây là lý do mà phương thức giải quyết tranh chấp này được lựa chọn nhiều hơn trong quan hệ thương mại quốc tế.
5. Ý nghĩa sự hỗ trợ của tòa án đối với hoạt động trọng tài thương mại:
Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp ở Việt Nam chủ yếu được xét xử thông qua hệ thống Toà án và Trung tâm trọng tài. Tuy nhiên, một vấn đề nhận thấy rõ ràng là trong khi số vụ tranh chấp được giải quyết bằng con đường Trọng tài thương mại còn rất khiêm tốn thì hệ thống Toà án đã trở nên quá tải, dẫn đến tăng số lượng vụ án tồn đọng, không kịp giải quyết, do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (Luật TTTM) đã ra đời và có nhiều quy định về sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại. Cụ thể:
Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của trọng tài: trọng tài là cơ quan tài phán phi chính phủ có quyền lực bắt nguồn từ “quyền lực hợp đồng” do các bên tranh chấp giao phó, ủy nhiệm do đó trọng tài không mang trong mình quyền lực nhà nước khi giải quyết tranh chấp, phán quyết của trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước, không đại diện cho ý chí của Nhà nước mà đại diện cho ý chí của các bên tranh chấp. Điều này đã đặt ra cho TTTM những khó khăn khi không có sự đồng thuận, hợp tác thiện chí của cả hai bên tranh chấp trong quá trình tố tụng cũng như việc thi hành phán quyết trọng tài.
Khi những khó khăn này vượt ra khỏi sự kiểm soát của trọng tài và cần đến sự giúp đỡ của Tòa án và các cơ quan tư pháp khác. Vì vậy sự hỗ trợ của Tòa án có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tránh bế tắc cho hoạt động trọng tài, để trọng tài có thể giải quyết tốt các tranh chấp mà các bên đã tin tưởng giao phó. Ví dụ như: trong quá trình thành lập Hội đồng trọng tài, có trường hợp bị đơn không chọn được trọn tài viên cho mình, hay các bên không chọn được trọng tài viên duy nhất; nếu có một bên tranh chấp tẩu tán tài sản, làm thất thoát khối tài sản của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với bên kia thì trọn tài cũng không thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các hành vi đó,…
Điều đó đặt ra vấn đề cần phải có sự hỗ trợ của Tòa án cho hoạt động của trọng tài để khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh của trọng tài. Có như vậy mới đảm bảo cho quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài được thông suốt và hiệu quả.
Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu, thực tiễn giải quyết tranh chấp ở Việt Nam:
Các tranh chấp phát sinh trong thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam ngày một nhiều hơn và đa dạng về chủng loại, phức tạp về tính chất. Điều này đòi hỏi phải có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả để đáp ứng các yêu cầu khác nhau của chủ thể kinh doanh. Tại Việt Nam, trọng tài thương mại đã có lịch sử tồn tại khá lâu dài, tuy nhiên chưa phải là hình thức được các nhà kinh doanh ưa chuộng, căn bản là do thiếu sự hỗ trợ từ phía các cơ quan Nhà nước nói chung và cơ quan Tòa án nói riêng.
Thực tiễn này đòi hỏi các cơ quan Nhà nước nói chung, cơ quan Tòa án nói riêng phải có sự hỗ trợ nhất định đối với trọng tài. Chính sự hỗ trợ đó sẽ làm cho hoạt động trọng tài được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, đồng thời không làm mất đi ưu thế của hình thức giải quyết tranh chấp tôn trọng tối đa quyền tự định đoạt của các đương sự.
Thứ ba, xuất phát từ tình trạng quá nhiều án tồn đọng tại các Tòa kinh tế:
Cùng với sự phát triển sôi động của các quan hệ kinh tế, các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại được đưa đến Tòa kinh tế ngày càng nhiều, đã tạo ra tình trạng “quá tải”, án tồn đọng tại các Tòa kinh tế, đặc biệt là ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu quản lý Nhà nước đối với hoạt động trọng tài: Nhà nước nói chung và các cơ quan Nhà nước nói riêng có thẩm quyền quản lý hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội, trong đó có trọng tài. Nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật quy định về trọng tài đã thể hiện sự quản lý của mình đối với hoạt động của trọng tài, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của trọng tài.
Như vậy mối quan hệ đặc trưng giữa Toà án và Trọng tài là mối quan hệ hỗ trợ và giám sát. Nhờ có sự hỗ trợ và giám sát của Toà án mà trọng tài tuy là tổ chức tài phán phi chính phủ nhưng vẫn hoạt động được một cách có hiệu quả. Việc thừa nhận vai trò, trách nhiệm của Toà án nhân dân trong hỗ trợ, giám sát hoạt động tố tụng giải quyết tranh chấp của TTTM là một sự tiếp sức cho TTTM, thể hiện quan điểm của nhà nước trong việc đa dạng hoá phương thức giải quyết tranh chấp và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các chủ thể kinh doanh được sự bảo hộ của nhà nước về mặt pháp lý trong quá trình thực hiện giao dịch thương mại.
6. Đặc điểm của trọng tài thương mại:
Trọng tài là thể thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên đưa những tranh chấp ra trước một trọng tài viên hoặc Ủy ban trọng tài để giải quyết và trọng tài sau khi xem xét vụ việc sẽ đưa ra một phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp. Theo khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 thì: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”. Trọng tài thương mại có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, trọng tài thương mại là một tổ chức phi Chính phủ, hoạt động theo pháp luật và quy chế về trọng tài thương mại. Nhà nước không can thiệp sâu vào các hoạt động của cơ quan trọng tài, nhưng sẽ thực hiện vai trò quản lý của mình thông qua hệ thống các quy định pháp luật, cũng như những tác động khác như tham gia điều ước quốc tế, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và cơ sở vật chất…
Thứ hai, trọng tài là sự kết hợp của hai yếu tố thỏa thuận và tài phán. Trước tiên, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của pháp luật về trọng tài. Một trong những nguyên tắc cơ bản của trọng tài đó là thẩm quyền được hình thành từ ý chí thỏa thuận của các bên tranh chấp.
Thứ ba, pháp luật của nhiều nước trên thế giới cũng như pháp luật Việt Nam đều ghi nhận sự hỗ trợ của Tòa án đối với việc tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại. Tòa án hỗ trợ trọng tài về các nội dung như: thông qua trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài thương mại…
Thứ tư, trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức cơ bản đó là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế.
Thứ năm, phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm và không thể kháng cáo trước bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Trọng tài chỉ xét xử một lần, phán quyết có giá trị chung thẩm, và nếu không bị hủy thì phán quyết sẽ được chuyển sang Cơ quan thi hành án.
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được tiến hành theo trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi Hội động Trọng tài thuộc một Trung tâm Trọng tài nhất định hoặc bởi Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, tùy thuộc vào quyền lựa chọn của các bên.
Trong trọng tài, trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp và ra quyết định chung thẩm. Đối với hòa giải, hòa giải viên không quyết định vụ tranh chấp mà có vai trò giúp các bên giải quyết vụ tranh chấp thông qua một quá trình thương lượng và thu hẹp những điểm bất đồng. Hòa giải viên sẽ giúp các bên đạt được một thỏa thuận.
Tuy nhiên, khác với quyết định trọng tài, thỏa thuận của các bên không mang tính ràng buộc. Trong trường hợp một bên không tự nguyện thực hiện thỏa thuận hòa giải, bên kia có thể khởi kiện ra trọng tài hoặc tòa án tùy theo thỏa thuận của các bên.