Đặc điểm chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại bao gồm các đặc điểm riêng nhằm phân biệt giữa chế tài vi phạm hợp đồng thương mại.
Chế tài do vi phạm
Thứ nhất: về căn cứ phát sinh. Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại là các chế tài phát sinh khi có hành vi vi phạm hợp đồng thương mại. Khác với các loại chế tài pháp lý nói chung được áp dụng với mọi hành vi vi phạm pháp luật, chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại chỉ được áp dụng đối với những hành vi vi phạm những điều khoản mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận nên các bên được tự nguyện giao kết và thảo thuận những điều khoản trong hợp đồng để phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Chính vì vậy, khi hợp đồng phát sinh hiệu lực các bên sẽ phải ràng buộc với nhau về các quyền và nghãi vụ đã cam kết, mọi hành vi vi phạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi hay những chế tài do vi phạm hợp đồng
Thứ hai: về tính chất. Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại là các chế tài mang tính chất tài sản. Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng và buộc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản. Yếu tố tài sản thể hiện ở cách thức bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, đó là:
– Bên vi phạm phải dùng tiền (tài sản) thuộc quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ nộp phạt, nghĩ vụ bồi thường thiệt hại do đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ cam kết trong hợp đồng. Việc nộp tiền phạt hay bồi thường thiệt hại được thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.
– Bên vi phạm buộc phải có những chi phí hợp lý cần thiết để thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi bên bị vi phạm áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng. Ví dụ như chi phí sủa chữa sai sót, loại trừ khuyết tật của hàng hóa…
– Việc áp dụng các hình thức chế tài tạm ngừng, đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích vật chất của các bên.
Thứ ba: chủ thể có quyền lựa chọn và áp dụng các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại là chủ thể có quyền và lợi ích bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng. Khi có hành vi vi phạm hợp đồng thương mại, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện một hay nhiều hình thức chế tài theo cam kết trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Trường hợp yêu cầu thực hiện chế tài trong thương mại không được đáp ứng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ tư: các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại sẽ được áp dụng trực tiếp đối với bên có hành vi vi phạm trong quan hệ hợp đồng. Khi có hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm phải trực tiếp chịu trách nhiệm đối với bên bị vi phạm không phụ thuộc vào nguyên nhân sự vi phạm là do tổ chức, cá nhân nào gây ra. Việc bên vi phạm phải trực tiếp chịu trách nhiệm với bên bị vi phạm thể hiện ở các khía cạnh sau:
– Bên vi phạm hợp đồng phải dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để nộp tiền phạt hoặc bồi thường thiệt hại.
– Bên vi phạm phải trực tiếp thực hiện nghãi vụ hợp đồng, phải trả các chi phí phát sinh khi sửa chữa, loại trừ khuyết tật hàng hóa khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng.
– Bên bị vi phạm sẽ phải chịu tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng thậm chí hủy hợp đồng khi có hành vi vi phạm và lúc này lợi ích của chính bên vi phạm cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Thứ năm: về mục đích.Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng. Xây dựng chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại trước hết là ngăn ngừa và hạn chế những hành vi vi phạm hợp đồng; khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng nhằm khôi phục lại trạng thái ban đầu, bồi hoàn những tổn thất đã xảy ra và trừng phạt bên vi phạm. Tất cả những điều này suy cho cùng là nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng. Bởi khi các bên tự do thỏa thuận giao kết hợp đồng thì bất cứ hành vi vi phạm hợp đồng nào cũng phải bị trừng phạt để bảo vệ lợi ích của chủ thể.