Thôi quốc tịch Việt Nam luôn luôn là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong quá trình thực hiện thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam, công dân Việt Nam bắt buộc phải làm đơn thôi quốc tịch. Vậy theo quy định của pháp luật, trong trường hợp đã thôi quốc tịch Việt Nam thì có được quyền đứng tên sổ đỏ hay không?
Mục lục bài viết
1. Đã thôi quốc tịch Việt Nam có được đứng tên sổ đỏ không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có quy định về nguyên tắc quốc tịch. Theo đó, nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoại trừ trường hợp Luật quốc tịch Việt Nam có quy định khác. Theo đó thì có thể nói, một trong số trường hợp ngoại lệ thì công dân mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn có thể có thêm một quốc tịch của quốc gia khác. Đồng thời, pháp luật về quốc tịch hiện nay cũng không có quy định về việc công dân Việt Nam có quốc tịch của quốc gia khác thì bắt buộc phải xin thôi quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Văn bản hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có quy định về người có quốc tịch Việt Nam. Theo đó:
– Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến ngày Luật quốc tịch Việt Nam có hiệu lực pháp luật, và người có quốc tịch của nước Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam;
– Người Việt Nam định cư trên lãnh thổ của nước ngoài tuy nhiên chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước giai đoạn ngày Luật quốc tịch Việt Nam có hiệu lực pháp luật thì người đó vẫn đương nhiên được công nhận quốc tịch Việt Nam;
– Người Việt Nam cư trên lãnh thổ của nước ngoài chưa mất quốc tịch của nước Việt Nam, tuy nhiên không có các loại giấy tờ văn bản chứng minh quốc tịch Việt Nam căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Văn bản hợp nhất luật quốc tịch Việt Nam năm 2014, thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi họ đang cư trú để được xác định là người có quốc tịch Việt Nam và được cấp hộ chiếu Việt Nam.
Theo đó thì có thể nói, theo quy định của pháp luật hiện nay, người Việt Nam định cư trên lãnh thổ của nước ngoài không đương nhiên bị mất quốc tịch Việt Nam nếu không thực hiện thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Người đã thực hiện thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam sẽ được xác định là công dân có quốc tịch Việt Nam, và đồng thời được cấp hộ chiếu Việt Nam nếu người đó có nguyện vọng và đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Cơ quan đại diện của Việt Nam đặt tại nước công dân đó cư trú.
Bên cạnh đó, đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi sở hữu tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở trên lãnh thổ của Việt Nam thì sẽ bị hạn chế một số quyền nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 186 của
– Người Việt Nam định cư trên lãnh thổ của nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở chủ nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì sẽ có quyền được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Trường hợp tất cả những người thừa kế quyền sử dụng đất, thừa kế quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất đều được xác định là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư trên lãnh thổ của nước ngoài không thuộc một trong những đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất trên lãnh thổ của Việt Nam, thì người nhận thừa kế không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tuy nhiên người thừa kế vẫn sẽ có quyền chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế như sau:
+ Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế sẽ được quyền đứng tên là bên chuyển nhượng, ghi nhận trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
+ Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất, người được tặng cho phải là những đối tượng được quy định cụ thể tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật đất đai năm 2013, đồng thời phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế sẽ được quyền đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng tặng cho hoặc trong văn bản cam kết tặng cho;
+ Trong trường hợp chưa chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất, thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền hợp pháp theo quy định nộp hồ sơ về việc thừa kế quyền sử dụng đất tại cơ quan đăng ký đất đai để có thể cập nhật vào Sổ địa chính.
Đồng thời, các đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được quyền sở hữu nhà ở trên lãnh thổ của Việt Nam nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với bất động sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất luật nhà ở năm 2022 có quy định về điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở. Theo đó, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 160 của Văn bản hợp nhất luật nhà ở năm 2022. Trong đó:
– Đối với người Việt Nam định cư trên lãnh thổ của nước ngoài thì thông qua hình thức mua nhà ở thương mại, thuê nhà ở thương mại của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh bất động sản, mua nhà ở của cá nhân, tặng cho hoặc trao đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình hoặc cá nhân, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại sẽ được quyền bán nền để tổ chức hoạt động xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
– Đối với các tổ chức và cá nhân nước ngoài có thể có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Văn bản hợp nhất luật nhà ở năm 2022.
Theo đó thì có thể nói, theo quy định của pháp luật hiện nay, pháp luật chưa cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền đứng tên và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, pháp luật chỉ cho phép các đối tượng này có quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc nhận thừa kế quyền sử dụng đất, và được công nhận quyền sở hữu nhà ở nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nhà ở.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, không có quy định về việc tước quyền sở hữu tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đã phát sinh trước khi công dân đó sang định cư tại nước ngoài hoặc trước khi công dân thôi quốc tịch Việt Nam.
Vì vậy, trong trường hợp công dân đã thôi quốc tịch Việt Nam thì vấn đề đứng tên sổ đỏ sẽ được thực hiện như sau:
– Trong trường hợp tài sản đó phát sinh trước khi công dân xin thôi quốc tịch Việt Nam thì vẫn hoàn toàn có quyền giữ nguyên quyền sở hữu đối với tài sản đó. Tức là trong trường hợp công dân đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc công dân xin thôi quốc tịch Việt Nam thì pháp luật Việt Nam không có điều luật quy định về việc tước quyền sở hữu đối với tài sản đó;
– Trong trường hợp công dân thực hiện thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam và chưa phát sinh quyền sở hữu đối với tài sản là quyền sử dụng đất, sau đó có ý định sở hữu quyền sử dụng đất trên lãnh thổ của Việt Nam thì sẽ bị hạn chế quyền, không được quyền đứng tên và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này.
2. Cần phải thỏa mãn căn cứ để thôi quốc tịch Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Văn bản hợp nhất luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có quy định về căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam. Theo đó, công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không thuộc một trong những trường hợp chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, bao gồm:
– Những đối tượng đang nợ thuế đối với nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân ở Việt Nam;
– Là các đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Là các đối tượng đang phải chấp hành bản án hoặc quyết định có hiệu lực của tòa án Việt Nam;
– Đang trong thời gian tạm giam để chờ thi hành án;
– Đang trong thời gian chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính bắt buộc đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở khám chữa bệnh bắt buộc hoặc trường giáo dưỡng.
Đồng thời, không thuộc một trong những trường hợp không được phép thôi quốc tịch Việt Nam, bao gồm:
– Người xin thôi quốc tịch Việt Nam sẽ không được thôi quốc tịch Việt Nam nếu như hành vi đó có khả năng gây ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của Việt Nam;
– Các cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam cũng sẽ không được phép thôi quốc tịch Việt Nam.
3. Thôi quốc tịch Việt Nam cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Văn bản hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có quy định về thành phần hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam. Theo đó, hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;
– Bản khai lý lịch của người xin thôi quốc tịch Việt Nam;
– Hộ chiếu Việt Nam, giấy chứng minh thư nhân dân hoặc các loại giấy tờ khác căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Văn bản hợp nhất luật quốc tịch Việt Nam năm 2014;
– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp, và giấy tờ này phải được cấp không vượt quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
– Văn bản xác nhận việc người xin thôi quốc tịch Việt Nam đang thực hiện thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, ngoại trừ trường hợp pháp luật của nước đó không quy định về việc cấp giấy tờ này;
– Giấy xác nhận không nợ nghĩa vụ tài chính của Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú;
– Đối với những người trước đây giữ chức vụ là cán bộ, công chức, viên chức, phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam này đã nghỉ hưu, thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, giải ngũ, phục viên chưa vượt quá thời gian 05 năm thì còn phải bổ sung thêm giấy tờ của cơ quan và đơn vị đã ra quyết định cho phép nghỉ hưu, thôi việc, bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giải ngũ, phục viên xác nhận về việc cho thôi quốc tịch Việt Nam đối với những người này sẽ không làm ảnh hưởng tới lợi ích của dân tộc Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 04/VBHN-VPQH 2022 Luật Nhà ở;
– Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: