Kinh doanh dịch vụ cầm đồ không còn xa lạ và ngày càng phổ biến. Tại Đà Nẵng, người dân đặt ra thắc mắc rằng: Liệu Đà Nẵng có đang tạm dừng cấp phép dịch vụ cầm đồ hay không?
Mục lục bài viết
1. Đà Nẵng có đang tạm dừng cấp phép dịch vụ cầm đồ không?
1.1. Khái quát về dịch vụ cầm đồ:
Cầm đồ và cầm cố tài sản là những thuật ngữ có cách phát âm khác nhau, nhưng lại có nghĩa giống nhau, được sử dụng trong hoạt động cầm cố tài sản. Trong các văn bản pháp luật thì thường sử dụng từ cầm cố tài sản, còn về giao dịch thực tế ngoài xã hội thì người ta thường sử dụng từ cầm đồ nhiều hơn. Dịch vụ cầm đồ phổ biến ở nước ta xuất hiện lúc nhà nước ta mở cửa hội nhập chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp năm 2013 có ghi nhận rằng: mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Thì các ngành nghề kinh doanh dịch vụ xuất hiện ngày một nhiều trong đó có kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Ngân hàng nhà nước cũng đã từng đưa ra khái niệm về dịch vụ cầm đồ như sau: Dịch vụ cầm đồ là hình thức cho vay tiền đòi hỏi người vay phải có tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình ghi trong hợp đồng cầm đồ, người vay tiền có tài sản cầm cố gọi là bên cầm đồ và người cho vay tiền nhận tài sản cầm cố gọi là bên nhận cầm đồ. Theo khái niệm đó thì chúng ta có thể thấy, dịch vụ cầm đồ là hình thức cơ sở cầm đồ và tiệm cầm đồ cho khách hàng vay một số tiền và để bảo đảm cho thu hồi nợ theo thỏa thuận thì người vay tiền sẽ phải đưa tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cho chủ cơ sở cầm đồ giữ. Trên thực tế thì tài sản cầm đồ phải có giá trị cao hơn số tiền mà người vay cầm cố vay tại cơ sở cầm đồ mới bảo đảm thực hiện nghĩa vụ về sau của bên cầm đồ. Như vậy thì hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ phải tuân thủ theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và các quy định khác về hoạt động cầm đồ.
1.2. Đã Nẵng có đang tạm dừng cấp phép dịch vụ cầm đồ không?
Căn cứ theo Nghị định số 56/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ tại Đà Nẵng, thì trước đây, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Mục 2 Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khoá VIII, nhiệm kỳ 2011 đến 2016, kỳ họp thứ 3 có nội dung về vấn đề: Tạm dừng đăng ký mới đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Tuy nhiên nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khoá VIII đã hết hiệu lực vào thời điểm ngày 10 tháng 12 năm 2015. Cụ thể, trong nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khoá VIII đã ghi nhận về vấn đề tạm dừng đăng kí đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau: Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành tạm ngưng hoạt động đăng ký mới đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Ngoài các hình thức phạt tiền theo đúng quy định của pháp luật, thì sẽ phải áp dụng các hình thức phạt bổ sung tức quyền sử dụng giấy phép kinh doanh đối với những cơ sở tiến hành kinh doanh dịch vụ cầm đồ có những hành vi vi phạm quy định của pháp luật hoặc những cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc quán bar, các cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường và các quán cà phê … có những hành vi vi phạm quy định về an ninh trật tự và ảnh hưởng đến đời sống chung của khu vực, gây ra những tiếng ồn vượt quá giới hạn mà pháp luật đã quy định và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt bình thường của người dân xung quanh các khu vực đó. Vì thế có thể đánh giá quy định này của thành phố Đà Nẵng là một quy định phù hợp trước những diễn biến phức tạp của các hoạt động kinh doanh nêu trên.
Tuy nhiên, ngày 19/3/2015, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tiêó tục ban hành Quyết định 1535/QĐ-UBND trên cơ sở ý kiến kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố về việc cấp mới đối với loại hình kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Theo đó tại Điều 6 của Quyết định 1535/QĐ-UBND có nội dung: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở Kế hoạch và Đầu tư phải có trách nhiệm như sau: Không tiến hành cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
Theo như những quy định nêu trên thì có thể thấy, mặc dù pháp luật hiện nay không ghi nhận các hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ là một ngành nghề kinh doanh bị cấm hoặc hạn chế. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng tính chất của từng địa phương khác nhau trong đó có thành phố Đà Nẵng, mà hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ có thể bị hạn chế hoặc bị tạm dừng việc cấp phép hoạt động. Do đó nhiều chủ thể hiện nay đặt ra câu hỏi: Đà Nẵng hiện có đang tạm dừng cấp phép dịch vụ cầm đồ không? Thì các bạn hoàn toàn có thể tham khảo những quy định tại các văn bản pháp luật nêu trên, hoặc để chắc chắn hơn thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với các cơ quan chính quyền Đà Nẵng để biết thêm thông tin cụ thể về vấn đề này.
2. Tại sao phải tạm dừng cấp phép của các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ:
Để trả lời cho câu hỏi này thì cần phải xác định được những ưu điểm và nhược điểm của dịch vụ cầm đồ, cụ thể như sau:
Thứ nhất, ưu điểm:
– Tăng nguồn thu ngân sách nhà nước tại địa phương và làm giàu cho đất nước vì nhờ có khoản thu từ thuế mà nhà nước mới có ngân sách để giải ngân vào những công trình kinh tế xã hội hoặc xây dựng các trường học và bệnh viện …;
– Tài sản cầm đồ tại dịch vụ cầm đồ thường cầm được nhiều loại tài sản bất kể là tài sản như thế nào và thời hạn sử dụng trong bao lâu, là tài sản cũ hay mới, có giá trị lớn hay nhỏ đều có thể cầm đồ được theo thỏa thuận giá cả giữa các bên, miễn là tài sản đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên cầm đồ và không rơi vào tài sản cấm giao dịch;
– Thời gian cầm đồ tại dịch vụ cầm đồ tùy theo thỏa thuận của các bên. Thủ tục cầm cố tài sản tại dịch vụ cầm đồ nhanh gọn, chỉ cần giấy tờ chứng minh tài sản cầm cố đó thuộc sở hữu hợp pháp của người cầm đồ và giấy tờ tùy thân của người cầm đồ. Ngoài ra thì dịch vụ này có bản chất huy động vốn nhanh, trong thời buổi kinh tế thị trường nhu cầu cần vốn để giao dịch và chớp thời cơ trong kinh doanh rất cần những tên huy động vốn nhanh, để giải quyết công việc một cách tức thời, vì thế cho nên dịch vụ cầm đồ được xem là điểm đón đầu tiên của những người cần huy động vốn nhanh.
Thứ hai, tuy nhiên bên cạnh một số ưu điểm nêu trên thì dịch vụ cầm đồ cũng tìm ẩn nhiều nhược điểm, đặc biệt là những nhật điểm liên quan đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, thậm chí là lĩnh vực hình sự, cụ thể như sau:
– Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ không thực hiện theo đúng quy định của pháp luật để thu lợi bất chính, nhiều vụ án liên quan đến cướp giật tài sản, trộm cắp … xảy ra có sự che đậy và tiếp tay của một số chủ tiệm cầm đồ. Thông thường sau khi lấy được tài sản các đối tượng thường tìm đến các tiệm cầm đồ với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá trị của tài sản trên thực tế. Mặc dù chủ tiệm cầm đồ biết tài sản mà mình đang cầm không rõ nguồn gốc nhưng vì lợi nhuận cao nên vẫn lén lút thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, và đi ngược lại quy định của pháp luật: Đó là không được nhận cầm đồ đối với hàng hóa và tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có, khi nghi ngờ hàng hóa và tài sản do phạm tội mà có thì phải thông báo ngay với cơ quan công an có thẩm quyền để kịp thời kiểm tra và xử lý;
– Người cầm đồ luôn phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro bị mất tài sản thì phải trả lãi quá cao hoặc không có tiền chuộc lại, trong khi đó việc định giá tài sản lại quá thấp nhưng không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lợi, thường thì các chủ tiệm cầm đồ sẽ cho người vay vượt quá mức lãi suất do quy định của pháp luật dân sự ghi nhận. Trên thực tế thì khi bên cầm đồ không thực hiện được nghĩa vụ dân sự thì bên nhận cầm đồ thường tự Ý bán tài sản mà không thông qua bên cầm đồ, nếu tiền bán tài sản còn thừa thì bên dịch vụ cầm đồ cũng không có trả lại cho bên cầm đồ. Ngoài ra thì có nhiều cơ sở đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhưng thực chất là để hoạt động phạm pháp như cho vay nặng lãi, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có … gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn khu vực.
Vì thế so sánh tương quan giữa các phương diện trên thì nhiều địa phương hiện nay, trong đó có thành phố Đà Nẵng, đã đưa ra những quy định khắt khe hơn đối với việc cấp phép cho các cơ sở hoạt động kinh doanh dưới hình thức dịch vụ cầm đồ.
3. Một số điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ tại Đà Nẵng:
Thứ nhất, người quản lý và người đứng đầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là các chủ thể có lý lịch rõ ràng, đồng thời không nằm trong những trường hợp sau đây:
– Là người chưa thành niên hoặc người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
– Là người đang bị khởi tố hình sự bởi các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Là người đang bị cấm đảm nhiệm các chức vụ và cấm hành nghề có liên quan.
Thứ hai, các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đảm bảo được các điều kiện như sau:
– Cơ sở đó phải đảm bảo được các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy cũng như đảm bảo quy định về vệ sinh môi trường;
– Các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ cũng còn phải đảm bảo được các điều kiện về trật tự cũng như an toàn công cộng;
– Địa điểm kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là các địa điểm không thuộc danh mục khu vực cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đồng thời thì quá trình đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải được tiến hành theo mã ngành nghề cấp 4 theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định số 56/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của