Chăm sóc và bảo vệ trẻ em là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và nhà nước ta. Quy định nuôi con nuôi là một trong những hình thức chăm sóc thay thế dành cho trẻ em đang được khuyến khích và quan tâm. Vậy nếu đã có con ruột thì có được nhận nuôi con nuôi nữa hay không?
Mục lục bài viết
1. Đã có con ruột có được nhận nuôi con nuôi nữa không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về các hành vi bị cấm. Cụ thể bao gồm các hành vi cơ bản sau đây:
– Nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi cá nhân, bóc lột sức lao động của trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, bắt cóc hoặc có hành vi mua bán trẻ em trái quy định của pháp luật;
– Có hành vi giả mạo giấy tờ tài liệu để giải quyết việc nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền;
– Có hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ;
– Lợi dụng việc nuôi con nuôi để thực hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về dân số;
– Lợi dụng việc làm con nuôi của các thương binh, người có công với cách mạng, những người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng các chế độ và chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các đối tượng này;
– Nghiêm cấm hành vi ông/bà nhận cháu làm con nuôi, anh/chị/em nhận nhau làm con nuôi;
– Lợi dụng việc nuôi con nuôi để thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật, thực hiện các hành vi vi phạm phong tục tập quán, vi phạm truyền thống đạo đức văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi. Theo đó, cá nhân muốn nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Cá nhân nhận nuôi con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật về dân sự;
– Cá nhân luận nuôi con nuôi phải có độ tuổi hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
– Cá nhân nhận nuôi con nuôi phải có điều kiện về sức khỏe cũng như đảm bảo điều kiện về kinh tế, có công ăn việc làm và có chỗ ở đảm bảo cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nuôi;
– Cá nhân nhận nuôi con nuôi phải có tư cách đạo đức tốt.
Đối với trường hợp người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài mà muốn nhận nuôi con nuôi là người Việt Nam thì cũng phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên, ngoài ra còn phải đáp ứng thêm được các điều kiện nữa theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú. Bên cạnh đó, các chủ thể là cá nhân thuộc các trường hợp sau đây sẽ không được quyền nhận nuôi con nuôi, cụ thể như sau:
– Các cá nhân đang bị hạn chế một số quyền của cha mẹ đối với những chủ thể là con chưa thành niên;
– Các cá nhân đang bị chấp hành các quyết định xử lý hành chính tại các cơ sở giáo dục và các cơ sở khám chữa bệnh;
– Các cá nhân đang chấp hành hình phạt tù theo quyết định hoặc bản án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Các cá nhân chưa được xóa án tích về một trong các tội liên quan đến tính mạng và sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Đồng thời, trong trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi/mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi, hoặc cô/cậu/dì/chú/bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Hơn con nuôi tối thiểu từ 20 tuổi trở lên;
– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế và chỗ ở đảm bảo cho quá trình chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con nuôi.
Tổng hợp các điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, pháp luật hiện nay không nghiêm cấm người đã có gia đình hoặc người đã có con ruột thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi.
Kể cả trong trường hợp cá nhân đã lập gia đình, đã có con ruột tuy nhiên vẫn đáp ứng đầy đủ điều kiện để được nhận nuôi con nuôi, thì vẫn có thể thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi giống như trường hợp thông thường.
2. Lợi dụng việc nuôi con nuôi khi đã có con ruột để vi phạm pháp luật về dân số thì xử lý thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 của
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Khai không đúng sự thật để thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi;
+ Có hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ;
+ Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước;
+ Sửa chữa hoặc tẩy xóa làm sai lệch nội dung trong các loại giấy tờ, văn bản do người có thẩm quyền cung cấp để thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm quy định của pháp luật về dân số;
+ Có hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của người có công với cách mạng, thương binh hoặc người thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số để hưởng các chính sách và chế độ ưu đãi mà pháp luật dành cho họ.
Theo đó thì có thể nói, lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm quy định của pháp luật về dân số là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Vì vậy, hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi khi đã có con ruột nhằm mục đích vi phạm quy định của pháp luật về dân số có thể sẽ bị phạt tiền với mức cao nhất là 5.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
3. Con nuôi có được chia thừa kế giống như con ruột không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 650 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật. Theo đó, thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng trong những trường hợp cơ bản như sau:
– Không có di chúc;
– Có di chúc tuy nhiên di chúc không hợp pháp;
– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan và tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc đã không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc tuy nhiên không có quyền hưởng di sản hoặc tự nguyện từ chối nhận di sản.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 651 của Chắc vụ năm 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật. Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật sẽ được thực hiện theo thứ tự cụ thể như sau:
– Hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật bao gồm: vợ chồng của người chết, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai theo quy định của pháp luật bao gồm: ông bà nội, ông bà ngoại của người chết, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại của người chết, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba theo quy định của pháp luật bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Đồng thời cần phải lưu ý, những người thừa kế cùng hàng sẽ có tư cách hưởng phần di sản bằng nhau. Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp người chết có để lại di chúc vào di chúc đó là hợp pháp thì việc thừa kế của con nuôi sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung mà người chết để lại trong di chúc.
Nếu người chết không để lại di chúc, hoặc có để lại di chúc tuy nhiên di chúc không hợp pháp, thì sẽ tiến hành chia thừa kế theo pháp luật. Đối với trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, thì con nuôi cũng sẽ được hưởng phần thừa kế giống như con ruột, con nuôi là một trong những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất ngang hàng với con đẻ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật dân sự 2015;
– Luật nuôi con nuôi 2010;
– Nghị định 82/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình.
THAM KHẢO THÊM: