Đối tượng kết nạp cựu chiến binh? Những người như thế nào được gọi là Cựu chiến binh? Các chính sách mới nhất đối với Cựu chiến binh năm 2020? Cựu chiến binh được hưởng các ưu đãi như thế nào?
Cựu chiến binh là những người đã từng tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ. Là những người đã cống hiến cho hòa bình của đất nước vì thế theo truyền thống “uông nước nhớ nguồn” Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách quan tâm đến những người có công với Tổ quốc, trong đó có đối tượng là Cựu chiến binh
Mục lục bài viết
1. Khái quát Cựu chiến binh
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Văn bản hợp nhất số 01/2017/VBHN-BNV về các đối tượng được công nhận là cựu chiến binh như sau:
Theo đó Cựu chiến binh là là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ. Cụ thể bao gồm các đối tượng như sau:
-Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng Tháng 8 năm 1945 như Đội tự vệ đỏ, du kích Ba Tơ, du kích Bắc Sơn, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và các đơn vị vũ trang khác do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo.
-Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế từ ngày 30-4-1975 trở về trước (ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng).
– Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc quy định tại khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm:
Đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm ở miền Bắc từ ngày 20-7-1954 về trước (ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương).
Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc), đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền2
Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích ở miền Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu theo sự quản lý, phân công hoặc giao nhiệm vụ của tổ chức, cơ sở cách mạng có thẩm quyền3.
– Công nhân viên quốc phòng quy định tại khoản 4 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 về trước.
-Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 5 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh gồm:
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam4 đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan đơn vị có thẩm quyền sau ngày 30 tháng 4 năm 19755.
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc6 đã phục viên, nghỉ hưu, chuyên ngành.
– Những đối tượng quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và được cụ thể tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 2 của Nghị định này không được công nhận là cựu chiến binh trong các trường hợp sau:
Người đầu hàng địch; phản bội; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; công nhân viên quốc phòng bị kỷ luật buộc thôi việc;
Người bị kết án tù mà chưa được xóa án tích.
Để được xác nhận là cựu chiến binh thì phải căn cứ vào hồ sơ khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu tại địa phương, do cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn nơi cựu chiến binh đang cư trú chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xác nhận. Trong trường hợp hồ sơ bị thất lạc, việc xác nhận là cựu chiến binh do cơ quan quân sự cấp xã nơi họ nhập ngũ phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xem xét xác minh lời khai của họ và lập danh sách để Ủy ban nhân dân nơi họ nhập ngũ xác nhận. Việc xác nhận là cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào hồ sơ khi tiếp nhận cựu chiến binh về cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó xác nhận.
– Việc kết nạp hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam thực hiện theo quy định của Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hướng dẫn của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Nếu thuộc một trong các trường hợp trên và có hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì bạn sẽ được xác nhận là đối tượng cựu chiến binh. Việc có quyết định kết nạp và có thẻ hội viên cựu chiến binh không ảnh hưởng đến việc xác nhận đối tượng cựu chiến binh theo quy định.
2. Chính sách của Cựu chiến binh
Theo quy định của pháp luật Cựu chiến binh được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật hiện hành. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, tài sản để đầu tư xây dựng nhà tình nghĩa, cơ sở dịch vụ chăm sóc, trung tâm điều trị và phục hồi sức khỏe, câu lạc bộ văn hóa, thể thao, thể dục dưỡng sinh đối với Cựu chiến binh và tài trợ cho các hoạt động giúp đỡ Cựu chiến binh ở cộng đồng dân cư hoặc trung tâm điều trị, phục hồi sức khỏe.Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và công dân căn cứ vào điều kiện cụ thể hỗ trợ Cựu chiến binh tổ chức tham quan du lịch, nghỉ ngơi, điều dưỡng.
Căn cứ theo quy định tại điều 5 Văn bản hợp nhất số 01/2017/VBHN-BNV về quyền lợi của Cựu chiến binh như sau:
-Thứ nhất, Cựu chiến binh là đối tượng người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Ví dụ như thẻ bảo hiểm y tế, chế độ tử tuất, chế độ mai táng phí vv..vv
-Thứ hai, Cựu chiến binh được ưu tiên tạo việc làm, giao đất, giao rừng, giao mặt nước để sản xuất, kinh doanh và tham gia các dự án phát triển kinh tế – xã hội:
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.
-Thứ ba Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho Cựu chiến binh thành lập các hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp để nhận đất, rừng, mặt nước, tham gia các dự án phát triển kinh tế – xã hội theo quy định của pháp luật.
-Thứ tư, Cựu chiến binh trong độ tuổi lao động được ưu tiên: học nghề, tạo việc làm, tuyển dụng vào làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị phù hợp với sức khỏe và chuyên môn đào tạo, xuất khẩu lao động.
-Thứ năm, Cựu chiến binh thuộc diện nghèo theo chuẩn do Chính phủ quy định được:
+ Ưu tiên cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế;
+ Ưu tiên vay các nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách – xã hội để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm xóa đói, giảm nghèo; chính quyền địa phương, Ngân hàng chính sách – xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để Cựu chiến binh được vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật.
-Thứ sáu, Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước hoặc tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.
-Thứ bảy, Cựu chiến binh cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập khi hết tuổi lao động được Hội Cựu chiến binh cơ sở đề nghị, chính quyền địa phương xác nhận thì được ưu tiên tiếp nhận vào nuôi dưỡng, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng của xã hội; cựu chiến binh được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
-Thứ tám, Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh và gia đình tổ chức tang lễ. Nghi thức tổ chức và phân cấp tổ chức tang lễ, mai táng phí, các chế độ, chính sách khác thực hiện theo quy định hiện hành do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện.
-Thứ chín, Cựu chiến binh trong các cơ quan làm công tác Hội Cựu chiến binh được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành, được tham gia thi tuyển vào các trường đào tạo của trung ương, địa phương để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Hội. Kinh phí đào tạo do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo chế độ đào tạo cán bộ, công chức hiện hành.
Ngoài các quyền lợi được quy định trên thì hiện nay Đảng và Nhà nước còn tạo nhiều quyền lợi cho cựu chiến binh. Ví dụ: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 03/2020/TT-LĐTBXH ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với cựu chiến binh theo quy định tại Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24-11-2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12-12-2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh về chế độ bảo hiểm y tế (BHYT), chế độ mai táng phí và chế độ trợ cấp khi thôi làm công tác Hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số 157/2016/NĐ-CP). Văn bản chính thức có hiệu lực từ ngày 1-4-2020.
Cụ thể, chế độ BHYT đối với cựu chiến binh thực hiện theo quy định tại
Trình tự xác định, quản lý và cấp thẻ BHYT đối với cựu chiến binh thực hiện tương tự như đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số số
Cụ thể, cựu chiến binh thuộc nhóm do ngân sách nhà nước đóng BHYT gồm
+Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30-4-1975 trở về trước theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12-12-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 150/2006/NĐ-CP), được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP.
+Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30-4-1975 quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP và tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24-11-2016, gồm:
– Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30-4-1975 chuyên ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (không được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
– Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu sau ngày 30-4-1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg.