Công văn 9552/TCCB năm 2003 thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho cán bộ, công, viên chức làm việc trong phòng thí nghiệm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Căn cứ Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 07-7-1993 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
Căn cứ
Thi hành
Theo sự thỏa thuận của Bộ Tài chính tại công văn số 8653-TC/NSNN ngày 19-8-2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại công văn số 2852/LĐTBXH-TL ngày 20-8-2003 và của Bộ Nội vụ tại công văn số 2049/BNV-TL ngày 03-9-2003 về chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các phòng thí nghiệm. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện như sau:
I. Đối tượng
Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế (kể cả hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế) đang hưởng lương theo các bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ làm việc trong các phòng thí nghiệm ở các trường và các cơ sở giáo dục khác.
II. Các mức phụ cấp
1. Mức 0,3 so với mức lương tối thiểu áp dụng đối với người làm việc trong phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân, thí nghiệm hóa phóng xạ.
2. Mức 0,2 so với mức lương tối thiểu áp dụng đối với người làm việc trong phòng thí nghiệm hóa, sinh, điện cao áp, thủ kho hóa chất.
III. Cách tính và trả phụ cấp
1. Cách tính hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo quy định tại mục V, Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 07-7-1993 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
>>> Luật sư
Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm do đơn vị sắp xếp thực hiện trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền giao.
Thời gian thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm nêu trên từ ngày 01-9-2003.