Công văn 4247/TCT-CS về việc miễn, giảm thuế cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán và xử lý trong trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có đơn đề nghị miễn, giảm thuế nhưng thực tế vẫn kinh doanh
Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Tổng cục Thuế nhận được công văn của Cục thuế một số tỉnh, thành phố đề nghị hướng dẫn việc miễn, giảm thuế cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế teo phương pháp khoán và xử lý trong trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có đơn đề nghị miễn, giảm thuế nhưng thực tế vẫn kinh doanh. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Các trường hợp miễn, giảm thuế cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Căn cứ theo quy định tại các Luật, thuế, Pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành; điểm 2, điểm 5 Mục XI Phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành
Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán được miễn, giảm thuế trong các trường hợp sau:
– Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước thì được miễn thuế GTGT và thuế TNDN.
– Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nếu nghỉ kinh doanh liên tục từ 15 ngày trở lên trong tháng được giảm 50% số thuế GTGT, số thuế TNDN phải nộp; nếu nghỉ cả tháng thì được miễn thuế GTGT, thuế TNDN của tháng đó và không phải nộp thuế TTĐB, thuế tài nguyên (nếu có).
– Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ hoặc không có khả năng nộp thuế thì được miễn, giảm thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB, thuế tài nguyên, thuế nhà, đất.
Trường hợp sau khi khai bổ sung, điều chỉnh dẫn đến tăng số thuế phải nộp của kỳ có số liệu bổ sung, điều chỉnh thì NNT phải nộp số thuế tăng thêm và số tiền phạt chậm nộp phát sinh theo số thuế tăng thêm. Thời điểm xác định phạt chậm nộp được tính sau ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng có số liệu bổ sung, điều chỉnh đến ngày NNT nộp số tiền thuế đó vào NSNN.
Ví dụ 2.
– Kỳ tính thuế tháng 2/2008, NNT đã kê khai thuế GTGT có số thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau là 120 triệu đồng.
– Ngày 20/7/2008, NNT kê khai tờ khai thuế GTGT cho kỳ tính thuế tháng 6/2008, đồng thời NNT khai bổ sung, điều chỉnh thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 2/2008 do khai thiếu 01 hóa đơn đầu ra có số thuế là 150 triệu đồng.
– Sau khi khai điều chỉnh tăng thuế GTGT đầu ra 150 triệu đồng thì tổng số thuế phải nộp của kỳ thuế tháng 2/2008 là 30 triệu đồng (150 triệu đồng – 120 triệu đồng); NNT phải nộp ngay số thuế 30 triệu đồng vào NSNN và tính phạt chậm nộp trên số thuế thiếu 30 triệu đồng từ ngày 21/3/2008 đến ngày nộp số tiền thuế thiếu đó vào NSNN.
Ví dụ 3.
– Kỳ tính thuế tháng 2/2008, NNT kê khai thuế GTGT có số thuế phải nộp là 120 triệu đồng.
– Ngày 20/7/2008, NNT kê khai tờ khai thuế GTGT tháng 6/2008, đồng thời NNT khai bổ sung, điều chỉnh thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 2/2008 do khai thiếu 01 hóa đơn đầu ra có số thuế là 50 triệu đồng.
– Sau khi khai điều chỉnh tăng thuế GTGT đầu ra 50 triệu đồng thì tổng số thuế phải nộp của kỳ tính thuế tháng 2/2008 là 170 triệu đồng (120 triệu đồng + 50 triệu đồng). Như vậy, NNT phải nộp ngay số tiền thuế 50 triệu đồng vào NSNN và bị phạt chậm nộp tiền thuế trên số thuế 50 triệu đồng, thời điểm phạt chậm nộp tính từ ngày 21/3/2008 đến ngày nộp số tiền thuế đó vào NSNN.
Trên đây là một số nội dung hướng dẫn về khai bổ sung, điều chỉnh thuế GTGT theo công văn số 3267/TCT-CS ngày 14/8/2007. Đề nghị cơ quan thuế địa phương hướng dẫn người nộp thuế thực hiện theo quy định và nội dung hướng dẫn tại công văn này. Không thực hiện hồi tố đối với các trường hợp đã xử lý trước ngày thực hiện theo hướng dẫn của công văn này. Trường hợp có vướng mắc, đề nghị các Cục Thuế phản ánh kịp thời về Tổng cục Thuế để được hướng dẫn thống nhất./.