Công văn 2015/BGDĐT-KTKĐCLGD hướng dẫn tổ chức công tác tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Kính gửi: | – Các đại học, học viện; |
Công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) hệ chính quy năm 2015 được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy (gọi tắt là Quy chế tuyển sinh) ban hành kèm theo Thông tư số
Để thống nhất thực hiện công tác tuyển sinh trong các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn các đại học, học viện, các trường ĐH, CĐ (gọi chung là các trường), các sở GDĐT một số nội dung sau:
1. Tổ chức tuyển sinh
a) Các trường sử dụng kết quả kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia để xét tuyển:
– Chỉ xét tuyển các thí sinh đã đăng ký sử dụng kết quả thi để xét tuyển ĐH, CĐ;
– Thực hiện lịch tuyển sinh quy định tại Phụ lục I của Hướng dẫn này;
– Tổ chức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) của thí sinh, trả hồ sơ ĐKXT cho thí sinh có nguyện vọng rút hồ sơ (đối với xét tuyển nguyện vọng I); cập nhật dữ liệu ĐKXT của thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường trên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia;
– Các trường có tổ chức sơ tuyển và các trường có tổ chức thi môn năng khiếu, cần xây dựng kế hoạch sơ tuyển hoặc thi các môn năng khiếu đảm bảo có kết quả sơ tuyển hoặc thi năng khiếu trước ngày 1 tháng 8 năm 2015 và cập nhật vào hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia sau khi có kết quả:
+ Danh sách các thí sinh đã đạt yêu cầu sơ tuyển (kèm theo số của Giấy chứng minh nhân dân hoặc số báo danh trong kỳ thi THPT quốc gia của thí sinh);
+ Danh sách thí sinh dự thi (kèm theo số của Giấy chứng minh nhân dân hoặc số báo danh trong kỳ thi THPT quốc gia của thí sinh) và kết quả thi môn năng khiếu.
b) Các trường tuyển sinh riêng:
– Tổ chức tuyển sinh theo Đề án tự chủ tuyển sinh đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quy chế tuyển sinh và được Bộ GDĐT xác nhận bằng văn bản;
– Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 31 tháng 10 năm 2015 đối với trường đại học và 20 tháng 11 năm 2015 đối với trường cao đẳng.
2. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
a) Minh chứng để được hưởng ưu tiên theo đối tượng:
– Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên;
– Đối với thí sinh thuộc đối tượng người có công với cách mạng hoặc con của người có công với cách mạng, giấy chứng nhận để hưởng ưu tiên là bản sao hợp lệ Quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với người có công của sở lao động – thương binh và xã hội. Trường hợp chưa kịp làm thủ tục để được hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp theo quy định, cần phải cung cấp đầy đủ hồ sơ được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại
b) Xác định mức điểm ưu tiên
– Mức điểm ưu tiên xác định theo quy định tại khoản 5, điều 7 được tính đối với thang điểm 10 và tổng điểm tối đa của 3 môn thi trong tổ hợp xét tuyển là 30.
– Các trường sử dụng thang điểm khác thang điểm 10 hoặc tổng điểm tối đa của 3 môn thi trong tổ hợp xét tuyển khác 30 (ví dụ trường hợp nhân hệ số môn thi chính), phải quy đổi điểm xét tuyển về thang điểm 10 trên sau đó tiến hành cộng điểm ưu tiên hoặc phải quy đổi điểm ưu tiên về thang điểm mà trường đang sử dụng.
3. Điều kiện tham gia xét tuyển của thí sinh
a) Đối với thí sinh đăng ký vào trường tổ chức tuyển sinh riêng:
– Có đủ điều kiện tham gia tuyển sinh quy định tại Điều 6 của Quy chế tuyển sinh;
– Đáp ứng các yêu cầu xét tuyển quy định tại Đề án tự chủ tuyển sinh của trường.
b) Đối với thí sinh đăng ký vào trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển:
– Có đủ điều kiện tham gia tuyển sinh quy định tại Điều 6 của Quy chế tuyển sinh;
– Đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH, CĐ;
– Tổng điểm các môn thi của tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển không thấp hơn điểm xét tuyển do trường quy định và không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống;
– Đáp ứng các yêu cầu khác về điều kiện xét tuyển do trường quy định và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường.
4. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia
4.1. Công bố thông tin liên quan tới từng đợt xét tuyển
Trước mỗi đợt xét tuyển, các trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử các nội dung sau:
a) Chỉ tiêu của các ngành hoặc nhóm ngành (gọi chung là ngành) đối với đợt xét tuyển đó;
b) Tổ hợp các môn thi dùng để xét tuyển vào từng ngành. Trường hợp sử dụng nhiều tổ hợp môn thi để xét tuyển cho một ngành, trường cần quy định rõ cách thức xét tuyển đối với từng tổ hợp. Lưu ý: đối với những ngành trường đã tuyển sinh từ năm 2014 trở về trước phải dành ít nhất 75% chỉ tiêu để xét tuyển theo khối thi truyền thống (khối thi áp dụng từ năm 2014 trở về trước);
c) Cách thức xử lý khi các thí sinh có cùng điểm xét tuyển; các điều kiện bổ sung (nếu có);
d) Điểm xét tuyển của trường hoặc từng ngành. Điểm xét tuyển không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định và đảm bảo yêu cầu: điểm xét tuyển đợt xét tuyển sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước.
4.2. Quy trình, hồ sơ đăng ký xét tuyển
a) Xét tuyển nguyện vọng I
– Thí sinh chỉ được sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển nguyện vọng I để đăng ký vào 01 trường ĐH hoặc CĐ, mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào các ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568