Công văn 14397/BTC-TCHQ về xử lý vướng mắc của một số Hải quan địa phương và doanh nghiệp liên quan đến việc thực hiện Thông tư 128, Thông tư 22 và ghi nhãn hàng hóa Hà Nội.
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh vướng mắc của một số Hải quan địa phương và doanh nghiệp liên quan đến việc thực hiện
I/ Vướng mắc liên quan đến Thông tư số 128/2013/TT-BTC:
1/ Về thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh TNTX:
a) Đối với hồ sơ tạm nhập, hồ sơ tái xuất tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 41 Thông tư 128/2013/TT-BTC: Khi làm thủ tục hải quan tạm nhập, tái xuất, cơ quan hải quan không yêu cầu người khai hải quan phải nộp bản chụp hợp đồng xuất khẩu.
b) Khi thực hiện việc giám sát hàng hóa tái xuất, công chức hải quan giám sát hàng hóa tái xuất từ khi tiếp nhận cho đến khi xuất hết, xác nhận trên tờ khai hải quan (ký tên, đóng dấu và ghi rõ ngày, tháng, năm), không yêu cầu Lãnh đạo Chi cục phải ký xác nhận.
2/ Về Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
a) Trường hợp hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan qua cửa khẩu biên giới đường bộ, đường sông thì trong hồ sơ hải quan theo quy định tại điểm b.4 khoản 1 Điều 59 Thông tư 128/2013/TT-BTC không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp vận đơn.
b) Hàng hóa không được đưa vào từ kho ngoại quan quy định tại điểm b khoản 4 Điều 59 Thông tư 128/2013/TT-BTC được hiểu là hàng hóa không được đưa từ kho ngoại quan vào nội địa.
Luật sư
II/ Vướng mắc liên quan đến Thông tư số 22/2014/TT-BTC:
1/ Về hủy tờ khai hải quan đối với trường hợp khai nhầm chỉ tiêu không được phép sửa.
Trường hợp người khai hải quan khai sai các chỉ tiêu thông tin không được phép sửa quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 22/2014/TT-BTC (trừ chỉ tiêu “mã hiệu phương thức vận chuyển”) thì phải hủy tờ khai cũ và khai tờ khai mới.
2/ Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
a) Khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chỗ, ngoài các công việc theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 27 Thông tư số 22/2014/TT-BTC, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu phải có văn bản thông báo về việc hoàn thành thủ tục xuất khẩu tại chỗ cho Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ (theo mẫu số 01/TBXNKTC ban hành kèm công văn này).
b) Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ, ngoài các công việc theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 27 Thông tư số 22/2014/TT-BTC, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ thực hiện:
b.1) Lập sổ theo dõi những tờ khai xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan do Chi cục hải quan làm thủ tục xuất khẩu chuyển đến để kiểm tra thời hạn làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp nhập khẩu;
b.2) Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra thực tế, nếu đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục hải quan xuất khẩu thì Chi cục hải quan nhập khẩu không thực hiện việc kiểm tra lại.
3/ Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan (khoản 2 Điều 30 Thông tư số 22/2014/TT-BTC):
a) Đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài, từ khu phi thuế quan hoặc từ nội địa đưa vào kho ngoại quan, chủ hàng hoặc chủ kho ngoại quan nộp bộ hồ sơ gồm:
a.1) Tờ khai vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đã được cơ quan hải quan nơi hàng đi phê duyệt đối với trường hợp khai báo vận chuyển độc lập: 01 bản chụp;
a.2) Danh mục hàng hóa nhập kho ngoại quan theo mẫu số 02/DMNKNQ ban hành kèm công văn này: 01 bản chính;
a.3) Các chứng từ khác theo quy định của Bộ, ngành có liên quan.
b) Đối với hàng hóa đưa ra khỏi kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc xuất ra nước ngoài, chủ hàng hoặc chủ kho ngoại quan phải kê khai lượng hàng hóa xuất trên Danh mục hàng hóa xuất kho ngoại quan theo mẫu số 03/DMXKNQ ban hành kèm công văn này.
Riêng các loại hàng hóa sau đây không được nhập khẩu vào nội địa từ kho ngoại quan:
b.1) Hàng hóa quy định tại điểm c khoản 2 Điều 26
b.2) Hàng hóa theo quy định phải làm thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu;
b.3) Hàng hóa thuộc Danh mục hàng tiêu dùng hoặc Danh mục hàng không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương, trừ hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để phục vụ sản xuất, gia công.
c) Khi hàng hóa đưa vào hoặc đưa ra kho ngoại quan, công chức hải quan kho ngoại quan kiểm tra tình trạng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đối với hàng hóa từ nội địa hoặc từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan hoặc tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa trên hệ thống và xác nhận lượng hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan trên Danh mục hàng hóa.
d) Việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa gửi kho ngoại quan do chủ hàng hóa thực hiện khi có hành vi mua bán hàng hóa theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại. Chủ kho ngoại quan thông báo cho cơ quan hải quan quản lý kho ngoại quan về việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa đang gửi kho ngoại quan để quản lý theo dõi. Thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại quan được tính kể từ ngày hàng hóa đưa vào kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng cũ.
đ) Trường hợp kho ngoại quan có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hàng hóa nhập, xuất, tồn kho thì có thể sử dụng Danh mục hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan đã được thiết kế trên hệ thống để kết xuất thông tin về hàng hóa đưa vào, đưa ra kho và nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục đưa vào, đưa ra kho.
e) Báo cáo hàng hóa nhập, xuất, tồn kho ngoại quan:
e.1) Sau khi hàng hóa thực xuất khẩu, chủ kho ngoại quan tự chịu trách nhiệm theo dõi, thanh khoản hợp đồng thuê kho ngoại quan và thông báo tình hình hàng hóa nhập, xuất, tồn kho theo mẫu số 04/NXTKNQ ban hành kèm công văn này cho Chi cục hải quan quản lý kho vào ngày 05 hàng tháng.
Trường hợp kho ngoại quan sử dụng phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất có kết nối với cơ quan hải quan quản lý kho ngoại quan thì không phải báo cáo về lượng hàng hóa nhập, xuất, tồn kho; cơ quan hải quan chịu trách nhiệm theo dõi trên hệ thống.
e.2) Trường hợp nghi ngờ về lượng hàng hóa tồn kho trên báo cáo nhập, xuất, tồn kho không đúng với thực tế, Chi cục trưởng Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan quyết định việc kiểm tra lượng hàng tồn kho.
g) Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; hàng hóa từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất; hàng hóa vận chuyển từ kho ngoại quan này đến kho ngoại quan khác; hàng hóa từ nội địa hoặc từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan và ngược lại phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan theo quy định tại Chương IV Thông tư 22/2014/TT-BTC.
4/ Về việc xác nhận hàng hóa xuất khẩu qua khu vực giám sát
Khi xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống hoặc trên tờ khai hải quan xuất khẩu điện tử in, công chức hải quan giám sát xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát; ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày tháng năm xác nhận trên tờ khai hải quan xuất khẩu.
III/ Vướng mắc về ghi nhãn hàng hóa
Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ tại công văn số 2598/BKHCN-Ttra ngày 22/7/2014 trả lời Tổng cục Hải quan về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, đối với các lô hàng nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra thực tế, cơ quan hải quan kiểm tra đối chiếu thực tế hàng nhập khẩu (trong đó có việc ghi nhãn gốc của hàng hóa) với nội dung khai của người khai hải quan. Trường hợp nhãn gốc không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP, cơ quan hải quan không xử phạt, nhưng chủ hàng hóa nhập khẩu phải chịu trách nhiệm bổ sung nhãn phụ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Bộ Tài chính có ý kiến để Cục Hải quan tỉnh, thành phố biết, thực hiện. Trường hợp có vướng mắc phát sinh thì báo cáo kịp thời về Bộ Tài chính (qua Tổng cục Hải quan) để tổng hợp và có hướng dẫn cụ thể./.