Công văn 117/2004/KHX ngày 22 tháng 7 năm 2004 triển khai thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Kính gửi: | – Các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp |
Ngày 26/11/2003, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Bộ Luật tố tụng hình sự mới; Bộ Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2004. Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 (sau đây viết tắt là BLTTHS), Toà án nhân dân tối cao yêu cầu các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp triển khai nghiên cứu kỹ các quy định của BLTTHS; đặc biệt là những quy định mới được sửa đổi, bổ sung. Trong khi chưa có các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, Toà án nhân dân tối cao lưu ý một số điểm sau đây:
I. VỀ NGƯỜI BÀO CHỮA
1. Đối với luật sư
Cần nghiên cứu và nắm chắc các quy định tại các điều 56, 57, 58 và 190 BLTTHS cũng như các quy định của Pháp lệnh luật sư và những văn bản có liên quan để xem xét việc cấp giấy chứng nhận (hoặc không cấp giấy chứng nhận) người bào chữa cho luật sư. Đặc biệt, cần lưu ý quy định bổ sung tại Điều 190 BLTTHS về việc nếu người bào chữa vắng mặt thì Toà án vẫn mở phiên toà xét xử, trừ trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS.
2. Đối với người đại diện hợp pháp của bị cáo
Cần nghiên cứu và nắm chắc các quy định tại các điều 56 và 57 BLTTHS và những văn bản có liên quan để xác định đúng trường hợp nào thì được công nhận là đại diện hợp pháp của bị cáo và được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị cáo.
3. Đối với bào chữa viên nhân dân
Tại Khoản 3 Điều 57 BLTTHS đã bổ sung quy định: “Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình”. Để thi hành đúng và thống nhất quy định này, cần lưu ý về những điều kiện và những thủ tục cần thiết để được công nhận là bào chữa viên nhân dân.
II. VỀ XÉT XỬ SƠ THẨM
1. Thời hạn chuẩn bị xét xử
Cần thi hành đúng quy định tại Điều 176 BLTTHS về thời hạn chuẩn bị xét xử, cụ thể là trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà phải ra một trong các quyết định: đưa vụ án ra xét xử; trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày. Đối với những vụ án phức tạp thì Chánh án Toà án cấp sơ thẩm có
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí