Thời gian gần đây, công ty tư nhân đã và đang cho thấy rõ tầm quan trọng của hình thức doanh nghiệp này trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đóng góp vào nguồn thu nội địa của tỉnh, thành, của quốc gia, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Vậy công ty tư nhân là gì? Top 10 công ty tư nhân lớn nhất ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của những tổ chức, cá nhân nào?
Mục lục bài viết
1. Công ty tư nhân được hiểu như thế nào?
1.1. Công ty tư nhân là gì:
Công ty tư nhân là gì? Công ty tư nhân – Loại hình doanh nghiệp được quy định theo pháp
1.2. Điểm khác nhau giữa công ty tư nhân và doanh nghiệp nhà nước:
Công ty tư nhân và Doanh nghiệp nhà nước khác nhau nhiều nhất là về bản chất của chủ sở hữu. Dưới đây, Luật Dương Gia sẽ cung cấp đến quý bạn đọc bảng so sánh điểm khác nhau giữa hai loại hình doanh nghiệp này:
Tiêu chí | Công ty tư nhân | Doanh nghiệp nhà nước |
Chủ sở hữu | Do cá nhân hoặc tổ chức tư nhân khác làm chủ sở hữu (trong đó có cả cá nhân hoặc tổ chức người nước ngoài). | Doanh nghiệp nhà nước sẽ do Nhà nước nắm giữ 100% hoặc 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. |
Hình thức tồn tại | Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân. | Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. |
Quy mô công ty | Đa dạng về quy mô: Vừa và nhỏ; lớn;… | Thông thường là có quy mô lớn |
Ngành nghề hoạt động | Hoạt động trong phạm vi ngành nghề theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Công ty tư nhân không được kinh doanh những ngành nghề độc quyền dành cho doanh nghiệp nhà nước. | Chủ yếu hoạt động trong những ngành nghề then chốt, độc quyền như: In, đúc tiền và sản xuất miếng; hệ thống điện quốc gia; thủy điện;…. |
2. Hồ sơ thành lập công ty tư nhân:
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có yêu cầu, quy định riêng về hồ sơ, thủ tục thành lập riêng phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ nhất, đối với công ty cổ phần. Cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ có những giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
– Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
– Bản sao Giấy tờ pháp lý của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thứ hai, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Cá nhân, tổ chức khi thành lập công ty tư nhân dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với những giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;
– Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét giải quyết trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ họp lệ của cá nhân, tổ chức.
Thứ ba, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Danh sách thành viên góp vốn;
– Điều lệ;
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:
+ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực trường hợp người thành lập là cá nhân;
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác trường hợp người thành lập là tổ chức; Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo uỷ quyền và văn bản ủy quyền tương ứng (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 15
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Thứ tư, đối với doanh nghiệp tư nhân.
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân như chứng minh nhân dân; căn cước công dân
Sau đó, cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, nhận giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ từ Phòng Đăng ký kinh doanh và chờ kết quả giải quyết.
Thứ năm, đối với công ty hợp danh.
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên;
– Bản sao các giấy tờ sau:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và được giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Top 10 công ty tư nhân lớn nhất ở Việt Nam hiện nay:
Vào cuối năm 2022, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã phối hợp cùng Báo Vietnam net đưa ra Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2022. Đáng chú ý trong đó là top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2022.
Thứ nhất, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát;
Thứ hai, Tập đoàn Vingroup – Công ty cổ phần;
Thứ ba, Công ty cổ phần Đầu tư thế giới di động;
Thứ tư, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan;
Thứ năm, Công ty Cổ phần tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji;
Thứ sáu, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng;
Thứ bảy, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam;
Thứ tám, Công ty Cổ phần tập đoàn Trường Hải;
Thứ chín, Công ty cổ phần tập đoàn Thành Công;
Cuối cùng, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát được đánh giá là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2022, tăng 3 bậc so với năm ngoái. Hòa Phát chiếm ngôi đầu bảng của Vingroup, đẩy doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng xuống đứng ở vị trí thứ 2. Công ty Cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng này, tụt 1 bậc so với năm 2021. Masan được nâng lên một hạng ngay sau Thế Giới Di Động. Trong khi đó, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji ghi nhận bước lùi từ vị trí thứ 3 (năm 2021) xuống đứng tại trí thứ 5 (năm 2022).
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Doanh nghiệp năm 2020 số 59/2020/QH14;