Sau khi làm thủ tục phá sản, doanh nghiệp sẽ chấm dứt tư cách pháp nhân kể từ thời điểm có quyết định phá sản của tòa án. Việc phá sản công ty cũng để lại nhiều hậu quả pháp lý. Một vấn đề nhiều doanh nghiệp băn khoăn đó là công ty phá sản thì sau bao lâu được mở công ty mới không?
Mục lục bài viết
1. Công ty phá sản thì sau bao lâu được mở công ty mới?
Căn cứ Điều 130 Luật phá sản năm 2014 quy định về việc cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản như sau:
– Đối với người giữ chức vụ là Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nếu như bị tuyên bố phá sản thì không được phép đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào.
– Đối với người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp đó bị phá sản thì sau đó không được phép đảm nhận các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.
– Đối với người giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản sẽ bị xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm tính từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản nếu có hành vi cố ý vi phạm các quy định sau:
+ Vi phạm về việc thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự .
+ Có hành vi cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản.
+ Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm (ngoại trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp).
+ Từ bỏ quyền đòi nợ.
+ Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ khoản 24 Điều 4
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân.
+ Thành viên hợp danh.
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên.
+ Thành viên Hội đồng thành viên.
+ Chủ tịch công ty.
+ Chủ tịch Hội đồng quản trị.
+ Thành viên Hội đồng quản trị.
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
+ Cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Do đó, nếu như thuộc một trong những trường hợp trên thì sẽ bị hạn chế mở công ty mới sau khi phá sản. Còn ngoài ra, nếu không thuộc những trường hợp trên thì sau khi phá sản công ty, cá nhân, tổ chức vẫn có quyền thành lập công ty mới.
2. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Theo quy định tại Điều 5 Luật phá sản năm 2014, người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:
– Đối tượng người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động.
– Đối tượng là các chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn.
– Đối tượng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
– Đối tượng là chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
– Đối tượng là các cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.
– Đối tượng là cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng nộp đơn yêu cầu phá sản trong trường hợp công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
– Đối tượng là các thành viên của hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Trình tự yêu cầu phá sản công ty:
Bước 1: Chuẩn bị đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Lưu ý nội dung đơn phải đảm bảo các yếu tố sau:
– Ngày, tháng, năm.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân.
– Thông tin của người làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
– Thông tin của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Bước 2: Nộp đơn:
Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân.
– Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công và xử lý như sau:
– Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản trong trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
– Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn nếu như đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung theo quy định.
– Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác thì chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
– Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
4. Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty mới sau khi phá sản:
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh:
Người có nhu cầu sẽ căn cứ trên cơ sở nhu cầu thực tế mà chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp để thành lập.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng kí thành lập công ty:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu).
– Điều lệ công ty.
– Trường hợp thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần: danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty.
– Đối với cá nhân thì cần giấy tờ bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng (bản sao có công chứng chứng thực).
– Đối với tổ chức thì cần giấy tờ như Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp hoặc những tài liệu khác có giá trị tương đương (bản sao có công chứng).
– Trường hợp có ủy quyền thì cần văn bản ủy quyền.
Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu thực hiện nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư tại nơi đặt trụ sở chính.
Hình thức nộp:
– Trực tiếp.
– Hoặc nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin đăng kí doanh nghiệp.
Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp cho cá nhân, tổ chức. Thời hạn giải quyết tối thiểu là 03 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì tiến hành ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do đối với cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ.
Bước 5: Thực hiện công bố nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp:
Doanh nghiệp cần thực hiện thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm:
– Ngành, nghề kinh doanh.
– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
-…
Thời gian thực hiện công bố đảm bảo trong vòng 30 ngày, tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tiếp theo, công ty tiến hành khắc dấu và công bố mẫu dấu doanh nghiệp; đăng ký tài khoản; mua hóa đơn;… để tiến hành hoạt động đầy đủ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật phá sản năm 2014.
THAM KHẢO THÊM: