Tư cách pháp nhân của công ty con? Công ty con có Tư cách hợp lệ của nhà thầu không? Giải quyết vấn đề?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào. Cho tôi xin hỏi tình huống như sau: Công ty (A) chúng tôi có 1 công ty thành viên (B) (là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên). Chúng tôi tham gia 1 gói thầu (tên công aty tham gia là A) có sử dụng nhân sự của công ty thành viên (B) này (có xác nhận bảo hiểm y tế ghi tên công ty thành viên (B)). Tôi xin hỏi sử dụng nhân sự như vậy có phù hợp không? Nếu không thì có giải pháp nào để hợp thức hóa. Cám ơn.?
Đấu thầu là các hình thức để lựa chọn nhà thầu phù hợp cho các dự án cụ thể, đối với việc dự thầu thì cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện và có tư cách đầy đủ để tham gia đấu thầu, Vậy để hiểu thêm về viêc tham gia đấu thầu và giải đáp các thắc mắc về các vấn đề cụ thể như Công ty mẹ sử dụng nhân sự của công ty con tham gia đấu thầu có được không? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật Đấu thầu 2020
1. Tư cách pháp nhân của công ty con
Với mô hình công ty mẹ và công ty con thì công ty con sẽ là công ty bị chi phối và bị phụ thuộc nhiều bởi công ty mẹ, ngoài ra công ty con phải tuân thủ các quy định như sau:
+ Công ty con không được tham gia đầu tư góp vốn và đầu tư mua cổ phần của công ty mẹ. Và các công ty con của cùng công ty mẹ không được cùng nhau tham gia góp vốn và mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
+ Các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sỡ hữu ít nhất 65% vốn của nhà nước thì không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.Cả công ty mẹ và công ty còn đều là các pháp nhân độc lập với nhau và có quyền đều bình đẳng trước pháp luật và có tài sản riêng. Vì thế nên công ty con hoàn toàn có tư cách pháp nhân vì nó độc lập với công ty mẹ
2. Công ty con có Tư cách hợp lệ của nhà thầu không?
Quy định về tu cách tham gia dự thầu thì công ty co có thể tham gia dự thầu theo quy dịnh nếu đáp ứng điều kiện ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn và là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn thì tập đoàn thì các công ty con mới có thể tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu theo nội dung luật định, các trường hợp khác nếu không đảm bảo về tư cách khi tham gia dự thầu thì sẽ không hợp lệ Tại
1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
b) Hạch toán tài chính độc lập;
c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Như vậy, tùy theo tính chất và yêu càu của từng gói thầu mà quy định công ty con có thể đăng ký tham gia dự thầu hay không, trên quy định trên thì Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định và công ty con muốn tham gia vào các dự án đấu thầu cũng cần tuân thủ đúng quy định và lựa chọn các gói thầu phù hợp với khả năng và với quy định của pháp luật về tham gia dự thầu.
3. Giải quyết vấn đề
Luật sư tư vấn:
Bạn không trình bày rõ công ty (B) là công ty con hay hình thức giữa hai công ty được tổ chức như thế nào? Trong quy định của
1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
2. Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này.
Căn cứ theo đó thì mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con la mối quan hệ độc lập về tài sản. Nhưng công ty con chịu sự chi phối và điều hành của công ty mẹ
Ngoài ra, bên bạn cần xác định “nhà thầu” – chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh. Trong khi đó, cũng cần lưu ý về việc thực hiện hợp đồng giữa công ty mẹ và công ty con theo Điều 196 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
Tai Điều 196. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con
1. Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập.
3. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
4. Người quản lý công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
5. Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 01% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
6. Trường hợp hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty con bị thiệt hại.
Nếu bên “công ty A” tham gia đấu thầu thì hồ sơ đề xuất/hồ sơ dự thầu mà bên A chuẩn bị sẽ theo thông tin của bên A không lấy thông tin của bên công ty B.
Đối với các trường hợp Công ty mẹ sử dụng nhân sự của công ty con tham gia đấu thầu thì hoàn toàn có thể, trường hơp công ty mẹ tham gia dự thầu có thể sử dụng năng lực và kinh nghiệm của công ty con để tương ứng với phần công việc mà công ty mẹ huy động công ty con thực hiện. Và việc đánh giá kinh nghiệm hay năng lực của nhà thầu còn dựa trên giá trị khối lượng do công ty mẹ, công ty con đảm nhiệm trong gói thầu.
Khi Công ty mẹ sử dụng nhân sự của công ty con tham gia đấu thầu thì công ty mẹ phải kê khai cụ thể phần công việc dành cho công ty con Ví dụ như Công ty A và Công ty B hoạt động theo hình thức công ty mẹ và công ty con nhưng hạch toán độc lập về tài chính. Công ty A là công ty mẹ của Công ty B với vốn góp là trên 60% tổng số cổ phần trong tham gia đấu thầu thì công ty mẹ được phép sử dụng nhân sự của công ty con tham gia đấu thầu theo quy định trong một số trường hợp cụ thể
Trên đây là thôn gtin chúng tôi tư vấn về nội dung Công ty mẹ sử dụng nhân sự của công ty con tham gia đấu thầu có được không? và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.