Doanh nghiệp để có thể trở thành pháp nhận thì cần đảm bảo các điều kiện mà Bộ luật Dân sự cũng như văn bản pháp luật có liên quan quy định.Vậy công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không? Vì sao?
Mục lục bài viết
1. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không? Vì sao?
1.1. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?
Để có thể lý giải được vấn đề công ty hợp danh có tư cách pháp nhân thì trước hết Luật Dương gia cung cấp những thông tin về pháp nhân. Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 mặc dù vẫn chưa có quy định cụ thể để xác định pháp nhân nhưng nếu đối tượng nào đảm bảo các điều kiện dưới đây sẽ được xem là pháp nhân, bao gồm:
– Cần đảm bảo rằng, quá trình hoạt động của thương nhận được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;
– Khi được đưa vào vận hành thì có cơ cấu tổ chức, cụ thể:
+ Pháp nhân chỉ được ghi nhận nếu tổ chức hoạt động có cơ quan điều hành. Có các hoạt động tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân;
+ Để phục vụ cho nhu cầu hoạt động cũng như phát triển thì pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
– Phải đảm bảo các yếu tố liên quan đến tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Trực tiếp nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Đối chiếu với các quy định nêu trên và các văn bản pháp luật có liên quan thì công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
+ Cần đảm bảo là có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, các cá nhân này cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
+ Liên quan đến các thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
+ Đối với thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân thì những đối tượng này sẽ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty theo thỏa thuận ban đầu;
Áp dụng các quy định của
1.2. Vì sao công ty hợp danh có tư cách pháp nhân?
Với các nội dung, cơ sở đã trình bày nêu trên nên để có thể khẳng định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân thì bạn đọc có thể theo dõi những nội dung thể hiện sự thỏa mãn các điều kiện của công ty hợp danh để có tư cách pháp nhân. Cụ thể như sau:
– Thứ nhất, công ty hợp danh được thành lập hợp pháp:
Theo quy định thì công ty hợp danh được thành lập hợp pháp và là loại hình được pháp luật công nhận cho phép thành lập theo trình tự, thủ tục nhất định nếu có đầy đủ điều kiện và có mong muôn thực hiện. Theo đó, công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp được pháp luật cho phép thành lập.
– Thứ hai, liên quan đến cơ cấu tổ chức chặt chẽ:
Có thể dễ dàng nhận thấy, cơ cấu tổ chức cũng như mô hình quản lý của công ty hợp danh tương đối chặt chẽ bao gồm: Hội đồng thành viên với người đứng đầu sẽ là Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Hội đồng thành viên sẽ bao gồm tất cả các thành viên (kể cả các thành viên hợp danh và các thành viên góp vốn). Cụ thể:
+ Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên sẽ bao gồm tất cả các thành viên trong công ty. Hội đồng thành viên sẽ bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên và hoàn toàn cá nhân này có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty, vấn đề này được quyết định dựa trên điều lệ công ty; Hội đồng thành viên có thẩm quyền lớn trong việc quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty.
+ Thành viên hợp danh: Cá nhân một khi đã chấp thuận tham gia và trở thành thành viên hợp danh là các cá nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình với các khoản nợ của công ty.
+ Thành viên góp vốn trong công ty: Thành viên góp vốn trong cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh là những cá nhân chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn với các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn đã góp.
+ Chủ tịch hội đồng thành viên: Ca nhân là Chủ tịch Hội đồng thành viên được xác định là thành viên hợp danh trong công ty giữ vị trí quan trọng trong vấn đề xây dựng hoặc thực hiện việc quản lý điều hành công ty và đưa ra những quyết định chủ chốt của công ty;
– Thứ ba, trong suốt quá trình hoạt động có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình:
Công ty hợp danh được xây dựng có nguồn kinh tế, tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân. Mặc dù pháp luật quy định thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nhưng thành viên hợp danh vẫn có thể làm các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản từ các thành viên sang cho công ty, cụ thể:
+ Nếu có sự phát sinh để sử dụng tài sản của công ty thì loại hình công ty hợp danh có tài sản độc lập, khi công ty hợp danh hoạt động bình thường, hoàn toàn đứng ra tự chịu mọi trách nhiệm bằng tài sản của công ty thì nghĩa vụ của công ty hoàn toàn không liên quan đến tài sản của các thành viên hợp danh;
+ Xét đến trường hợp mà không còn tài sản của công ty để xử lý các vấn đề thì tài sản của các thành viên hợp danh mới được cân nhắc để lấy ra sử dụng.
– Thứ 4, cần phải nhắc đến là có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập:
Như vậy, công ty hợp danh đáp ứng được các điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Nên vì vậy công ty hợp danh sẽ có tư cách pháp nhân và được trao các quyền và nghĩa vụ theo doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
2. Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?
Theo dõi các nội dung được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp bao gồm:
+ Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
+ Tồn tại sự hoạt động Công ty TNHH 1 thành viên;
+ Đăng ký thành lập Công ty cổ phần;
+ Còn phải kể đến doanh nghiệp là Công ty hợp danh;
+ Cuối cùng là Doanh nghiệp tư nhân.
– Đối với công ty TNHH 2 thành viên, công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần:
Khi soi chiếu vói các điều kiện để trở thành pháp nhân thì các loại hình doanh nghiệp này đều đáp ứng cả 04 điều kiện tại Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015 nên đương nhiên có tư cách pháp nhân.
– Đối với công ty hợp danh:
Thì với mục 2 của bài viết cũng đã phân tích rất kỹ các nội dung thể hiện điều kiện để loại hình cong ty này có tư cách pháp nhân nên công ty hợp danh cũng là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
– Đối với doanh nghiệp tư nhân:
Theo khoản 1 Điều 188
Có một điều kiện mà doanh nghiệp tư nhân không đảm bảo để trở thành pháp nhân là việc quy định doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình khiến cho tài sản của doanh nghiệp không còn độc lập với tài sản của cá nhân. Trường hợp doanh nghiệp phá sản, chủ doanh nghiệp tư nhân phải dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho doanh nghiệp.
Có thể thấy, trong các loại hình doanh nghiệp trên, chỉ có duy nhất doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp nhưng không có tư cách pháp nhân.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ Luật Dân sự 2015;