Công ty Holding hiện nay đang là một trong những mô hình công ty hoạt động hiệu quả phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy Công ty Holding được hiểu như thế nào và ưu nhược điểm ra sao? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để bạn đọc có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết về Holding Company.
Mục lục bài viết
1. Công ty Holding là gì?
Trong thị trường doanh nghiệp trên thế giới, có một mô hình doanh nghiệp được gọi là Công ty Holding hay Holding Company Vậy thực chất, công ty Holding được hiểu như thế nào?
Thuật ngữ Holding Company (Công ty Holding) là một thuật ngữ Tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt là “Công ty mẹ”.
Công ty Holding hay Công ty mẹ, giải thích đơn giản là công ty sở hữu đủ cổ phần có quyền biểu quyết trong một hoặc nhiều công ty con khác để thực hiện quyền kiểm soát chúng. Một công ty cổ phần thường sở hữu phần lớn cổ phần trong một công ty con, nhưng nếu quyền sở hữu số cổ phần còn lại được phổ biến rộng rãi, thì ngay cả quyền sở hữu thiểu số cũng có thể đủ để trao quyền kiểm soát cho công ty cổ phần. Một công ty cổ phần cung cấp một phương tiện để tập trung kiểm soát một số công ty với số tiền đầu tư tối thiểu. Việc sử dụng công ty cổ phần sẽ dễ dàng hơn về mặt pháp lý và ít tốn chi phí hơn so với các mô hình khác để giành quyền kiểm soát một công ty khác, chẳng hạn như thực hiện hoạt động sáp nhập hoặc hợp nhất công ty. Một công ty mẹ có thể thu được nhiều lợi ích từ những uy tín và danh tiếng mà công ty con mang lại, tuy nhiên trách nhiệm pháp lý của công ty mẹ sẽ chỉ giới hạn ở mức tỷ lệ cổ phiếu của công ty con mà công ty mẹ sở hữu. Ngoài ra còn những yếu tố khác góp phần tạo cơ hội để các công ty mẹ trở thành một hình thức tổ chức doanh nghiệp hiệu quả không chỉ giới hạn ở cấp độ quốc gia, thậm chí còn vươn tầm quốc tế. Nếu công ty mẹ tồn tại trong một tập đoàn thì tập đoàn đó thường là một công ty cổ phần.
Tóm lại, bản chất cốt yếu của một Công ty Holding là làm nắm giữ cổ phần của những công ty con khác. Mục đích tồn tại của công ty Holding là nắm giữ cổ phần và kiểm soát các công ty khác nhưng không chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất, phân phối hay cung cấp bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào. Hơn nữa, các công ty Holding cũng có thể sở hữu một số tài sản như bằng sáng chế, nhãn hiệu, bất động sản, cổ phiếu…
Một công ty con với 100% vốn được công ty Holding đầu tư và nắm giữ, kiểm soát được gọi là “công ty con sở hữu toàn phần”. Công ty Holding có thể thực hiện quyền hạn cho thuê hoặc sa thải quản lý của các công ty con trong trường hợp nó hù hợp hoặc không phù hợp với yêu cầu, nội quy của công ty Holding, công ty mẹ. Các chủ sở hữu công ty mẹ cần phải luôn chú ý và đảm bảo rằng công ty con của họ đang hoạt động hiệu quả và tối ưu nhất.
2. Phân loại các Công ty Holding:
2.1. Các mô hình Công ty Holding:
Có 2 mô hình phổ biến hiện nay, bao gồm:
– Operating Holding Company – công ty Holding cổ phần điều hành: Một công ty tham gia vào hoạt động kinh doanh của riêng mình được gọi là công ty cổ phần điều hành. Mô hình công ty này bên cạnh việc thực hiện đầu tư vốn còn có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất, bán hàng, kinh doanh của các công ty con. Các công ty con của mô hình công ty này thường nắm giữ bất động sản, tài sản trí tuệ, phương tiện, thiết bị hoặc bất kỳ thứ gì khác có giá trị được sử dụng bởi các công ty điều hành.
– Pure Holding Company – công ty Holding cổ phần thuần túy: Là mô hình công ty mà ở đó họ không sản xuất bất cứ thứ gì, mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào khác. Đây được gọi là công ty cổ phần thuần túy. Phương thúc hoạt động và phát triển của công công ty cổ phần thuần túy là có công ty mẹ hình thành và tồn tại chỉ chuyên về đầu tư, thuần túy nắm vốn và kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vốn.
2.2. Lợi ích của Công ty Holding là gì?
Các công ty mẹ được sử dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp với đủ mọi quy mô và thuộc mọi lĩnh vực. Vậy điều gì khiến mô hình công ty Holding lại thu hút các doanh nghiệp đến vậy? Lợi ích đầu tiên của công ty Holding phải nhắc đến là việc hưởng lợi được bảo vệ khỏi thua lỗ từ các công ty con. Hiểu đơn giản, nếu một công ty con bị phá sản, công ty Holding có nguy cơ bị lỗ vốn và giảm giá trị thặng dư, và khi công ty con bị phá sản các chủ nợ của công ty con không có quyền hợp pháp để yêu cầu công ty Holding thanh toán khoản vay. Vì như những gì đã giải thích thì Công ty Holding chỉ chịu trách nhiệm về mức cổ phần mà họ đầu tư vào công ty con. Cũng bởi lí do trên, mà công ty Holding trở thành mô hình công ty được ưa thích đối với các doanh nghiệp hiện nay, vừa giữ được cổ phần, vốn và tài sản, vừa chịu ít thiệt hại nhất khi xảy ra rủi ro.
3. Ưu điểm và hạn chế của mô hình Holding Company:
3.1. Ưu điểm của Holding Company:
Có thể kể đến một vài thế mạnh đặc trưng của mô hình công ty Holding bao gồm:
– Thông tin cá nhân của chủ sở hữu công ty Holding được đảm bảo bí mật, không được biết đến nhiều và không truyền bá trong giới truyền thông.
– Người sở hữu phần lớn số cổ phần ở nhiều mảng khác nhau khi thực hiện chuyển nhượng tài sản cho các thành viên sẽ dễ thực hiện hơn . Thay vì tiến hành chuyển nhượng từng phần, chủ sở hữu có thể chuyển nhượng toàn phần vốn (hoặc cổ phần) sang với danh nghĩa công ty Holding một cách nhanh chóng và dễ dàng.
– Giảm thiểu được chi phí nộp thuế nhờ chia nhỏ quy mô công ty, đặt công ty con ở các khu vực có mực thuế suất thấp hơn.
– Công ty Holding có thể dễ dàng thu hút vốn đầu tư từ việc chia các công ty con thành nhiều lĩnh vực khác nhau vì hầu hết các nhà đầu tư thường tập trung vào một lĩnh vực nhất định mà họ quan tâm.
– Chủ sở hữu công ty mẹ có thể dựa vào kết quả hoạt động của các công ty con để phân tích, đánh giá được những nhu cầu trên thị trường, từ đó điều chỉnh vốn đầu tư. Ví dụ như chủ sở hữu có thể tiến hành thu hồi hoặc cắt giảm vốn đầu tư vào những công ty hoạt động không sôi nổi trên thi trường để chuyển sang đầu tư đẩy mạnh các công ty có tiềm năng phát triển.
– Tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp bằng cách thực hiện hoạt động cho vay giữa các công ty con với nhau, tiến hành chuyển dịch vốn và lợi nhuận.
3.2. Hạn chế của mô hình Công ty Holding:
Hạn chế lớn nhất của mô hình Holding Company có lẽ là xung đột lợi ích giữa các cổ đông trong công ty Holding cũng như giữa các công ty con, tạo thành mâu thuẫn nội bộ.
Rủi ro đối với các nhà đầu tư và chủ nợ, họ có thể khó tìm được đánh giá chính xác về tình hình tài chính tổng thể của công ty mẹ. Các giám đốc cũng có thể thực iện hành vi che giấu khoản lỗ của mình bằng cách di chuyển nợ giữa các công ty con của họ.
Các công ty mẹ cũng có thể khai thác các công ty con của họ, bằng cách buộc họ bổ nhiệm các giám đốc được chọn hoặc buộc các công ty con mua sản phẩm của nhau với giá cao hơn thị trường. Họ cũng có thể buộc các công ty con bán sản phẩm cho nhau với giá thấp hơn thị trường.