Công ty có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật không? Các trường hợp xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm.
Công ty có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật không? Các trường hợp xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi là giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn XYZ. Tuần trước, vì một số lý do mà có một lao động bị kỷ luật. Chúng tôi đã tổ chức phiên hợp để xử lý kỷ luật anh ta. Tuy nhiên, cuộc họp đang được thực hiện giữa chừng thì anh ta bỏ về. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này, cuộc họp có được tính là hoàn thành không? Tôi có được ra quyết định xử lý kỷ luật không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 123 “Bộ luật lao động 2019” thì việc xử lý kỷ
– Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
– Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
– Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
Mặt khác, căn cứ vào khoản 2 Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự quy định như trên. Trong trường hợp người sử dụng lao động đã ba lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động được tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động không được tham gia xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 4 Điều 123 “Bộ luật lao động 2019”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Trong trường hợp này, biên bản là giấy tờ xác nhận người lao động có tham gia phiên họp hay không. Nếu người lao động bỏ về giữa chừng nghĩa là không ký vào biên bản. Điều đó chứng tỏ trong lần họp này vắng mặt người lao động. Người sử dụng lao động sẽ thông báo 3 lần cho người lao động biết. Hết ba lần, thì công ty bạn có thể tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật người lao động dù có mặt người lao động hay không.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Xử lý kỷ luật người lao động
– Quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật người lao động
– Sự có mặt của người lao động trong cuộc họp xử lý kỷ luật lao động
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại