Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm
Trong quá trình phúc thẩm, các đương sự vẫn có quyền thỏa thuận với nhau và được Tòa án công nhận sự thỏa thuận này. Vậy quy định về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm được pháp luật nước ta quy định cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
Mục lục bài viết
- 1 1. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm
- 1.1 1.1. Thỏa thuận của đương sự là một quyền tự định đoạt
- 1.2 1.2. Tòa án – Chủ thể được Nhà nước trao quyền để thực hiện việc công nhận sự thỏa thuận của đương sự
- 1.3 1.3. Thỏa thuận được công nhận của đương sự phải xuất phát từ ý chỉ tự nguyện, nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
- 1.4 1.4. Có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự
- 1.5 1.5. Hình thức công nhận sự thỏa thuận của đương sự là bằng một quyết định hoặc một bản ăn
- 1.6 1.6. Trình tự, thủ tục công nhận sự thỏa thuận của đương sự được tiến hành theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
- 1.7 1.7. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành
1. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm
1.1. Thỏa thuận của đương sự là một quyền tự định đoạt
Theo đó, Điều 3 (Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự) Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dẫn sự. Trong đó, sự thỏa thuận của đương sự và yêu cầu công nhận sự thỏa thuận này có thể được thực hiện dưới hình thức một việc dân sự trên cơ sở đương sự tự định đoạt việc “Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án” – Khoản 7 Điều 27 (Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án) Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Khi đó, thỏa thuận này được hiểu là đương sự đã thực hiện quyền tự định đoạt trước khi có bất kỳ Đơn khởi kiện hoặc yêu cầu nào gửi cho Tòa án có thẩm quyền để giải quyết vụ việc dân sự.
“Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện… Ở đây, ngay cả khi xảy ra tranh chấp yêu cầu tới Tòa án để giải quyết theo sự điều hành của đại diện Tòa án trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì quyền tự định đoạt của đương sự vẫn không bị khước từ và các đương sự vẫn có thể thực hiện bình thường.
1.2. Tòa án – Chủ thể được Nhà nước trao quyền để thực hiện việc công nhận sự thỏa thuận của đương sự
Khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án, có rất nhiều chủ thể khác nhau – Tòa án, Viện kiểm sát và các chủ thể khác tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác (ví dụ: Luật sư Người được ủy quyền hợp pháp khác… hoặc chủ thể hỗ trợ Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Việc thỏa thuận của đương sự có thể do các đương sự tự thỏa thuận với nhau hoặc do một bên thứ ba (đại diện của Tòa án hoặc bên thứ ba khác) thực hiện hòa giải thì việc công nhận sự thỏa thuận của đương sự phải được thực hiện thông qua Tòa án để đảm bảo giá trị pháp lý và tính ràng buộc cao hơn. Căn cứ Điều 102
1.3. Thỏa thuận được công nhận của đương sự phải xuất phát từ ý chỉ tự nguyện, nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Xét về mặt nội dung, thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp này cũng mang vai trò như một giao dịch dân sự. Đương sự là các chủ thể chính trong quan hệ pháp luật này, do đó chỉ đương sự mới có quyền tự thực hiện thông qua hành vi tố tụng của mình để thương lượng, thỏa thuận với nhau và hoặc thông qua sự hỗ trợ của bên thứ ba (bao gồm cả Tòa án) để thống nhất thỏa thuận giải quyết vụ việc. Do đó, theo quan điểm của tác giả, khi xem xét hiệu lực của một thỏa thuận dân sự chúng ta cũng cần xem xét trên khía cạnh hiệu lực của một giao dịch dân sự.
Cùng với đó, bám sát với tinh thần của Hiến pháp mà cụ thể là Khoản 4 Điều 15
1.4. Có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự
Một thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự của đương sự có thể được thực hiện trước cả khi có sự can thiệp của Tòa án, sau đó các bên mới tiến hành yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận; hoặc ngay cả khi có tranh chấp xảy ra và một trong các bên có Đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc dân sự thì khi đó căn cứ Khoản 2 Điều 5 (Quyền quyết định và tự do định đoạt của đương sự) Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện…”. Nội dung quy định này phản ảnh quyền tự định đoạt của đương sự được thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình tố tụng. Do đó có thể hiểu, trong một vụ án dân sự sự thỏa thuận của đương sự có thể được thực hiện trước khi mở phiên tòa (sơ thẩm, phúc thẩm) hoặc ngay cả khi Tòa án xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
Liên quan đến vấn đề hòa giải của Tòa án và công nhận sự thỏa thuận của đương sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu việc thỏa thuận của các đương sự đạt được do Tòa án tiến hành thì việc công nhận sự thỏa thuận của đương sự chỉ được thực hiện trước thời điểm mở phiên tòa sơ thẩm. Bởi vì, xuất phát từ đặc thù xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu đối với vụ án dân sự nên pháp luật quy định Tòa án phải có trách nhiệm hòa giải, giúp các bên hiểu rõ hơn quan hệ pháp luật đang tranh chấp và các quy định khác có liên quan để thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, qua đó tránh được tình trạng khiếu kiện kéo dài, giảm thiểu chi phí cho các bên tham gia tố tụng cũng như tăng hiệu quả của công tác xét xử cả về mặt thời gian và chất lượng. Ở các giai đoạn sau của quá trình tố tụng, vì lý do các đương sự đã được Tòa án tổ chức hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm nhưng không thành nên sau đó Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải nữa mà việc quyết định có đi tới thỏa thuận hay không hoàn toàn lệ thuộc việc thực thi quyền tự định đoạt của các bên liên quan.
1.5. Hình thức công nhận sự thỏa thuận của đương sự là bằng một quyết định hoặc một bản ăn
Có quan điểm phân tích cho rằng, tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng nào của vụ án mà quyền quyết định thuộc về Thẩm phán được phân công phụ trách hoặc Hội đồng xét xử. Tương ứng với đó là hình thức công nhận là một quyết định hay một bản án. Được hiểu một cách ngắn gọn bằng các nội dung dưới đây:
– Khi các đương sự đã khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án, sau đó các đương sự đã đạt được sự thỏa thuận và yêu cầu công nhận sự thỏa thuận đó thì: (i) Tại giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm (khi chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử) thì Thẩm phán được phân công giải quyết sẽ công nhận sự thỏa thuận đó bằng quyết định; và (ii) Nếu đã mở phiên tòa sơ thẩm và hội đồng xét xử tiến hành giải quyết theo thủ tục tố tụng thì việc công nhận sự thỏa thuận của đương sự được thực hiện bằng một bản án – trình tự này cũng được áp dụng tương tự với quy trình giải quyết theo thủ tục phúc thẩm,
Ở quy trình của thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, vì Hội đồng giám đốc thẩm và tái thẩm không tiến hành xét xử vụ việc mà thực hiện việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị (Điều 325 (Tính chất của giám đốc thẩm) và Điều 351 (Tính chất của tái thẩm) Bộ luật tố tụng dân sự 2015) nên việc công nhận sự thỏa thuận của đương sự được thực hiện bằng một quyết định.
1.6. Trình tự, thủ tục công nhận sự thỏa thuận của đương sự được tiến hành theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
Việc công nhận sự thỏa thuận của đương sự cũng như các thủ tục tố tụng khác đều được Tòa án tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật. Thông qua việc kiểm soát quy trình giải quyết của Tòa án (cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước) bằng cơ chế giám sát của thủ tục tố tụng dân sự sẽ đảm bảo hơn sự khách quan, công bằng trong hoạt động tố tụng của Tòa án, đảm bảo sự bình đẳng giữa các đương sự trong quá trình giải quyết vụ việc cũng như sử dụng cơ chế ràng buộc trách nhiệm với các bên đã tiến hành thỏa thuận được đảm bảo bởi cơ quan đại diện quyền lực nhà nước cùng với mục đích giám sát chặt chẽ hơn việc thực hiện cam kết của các bên trong thỏa thuận thông qua quyền lực nhà nước. Đồng thời, các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về trình tự, thủ tục công nhận sự thỏa thuận của đương sự là cơ sở đề Tòa án ra quyết định công nhận và bắt buộc Tòa án phải tuân thủ theo những quy định đó. Vì thế, việc công nhận sự thỏa thuận của đương sự cũng chỉ có hiệu lực pháp luật khi được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục mà pháp luật tố tụng dân sự quy định.
1.7. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành
Xuất phát từ thực tế sự thỏa thuận của đương sự được thiết lập dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng. Đồng thời, với cơ chế giám sát theo quy định pháp luật về thủ tục tố tụng dân sự mà quyết định công nhận sự thỏa thuận có thể được nhận định là đảm bảo được 2 yếu tố cốt lõi – Tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và đạo đức xã hội. Vì thế, khi các đương sự đã thỏa thuận được với nhau và Tòa án cũng đã xem xét, quyết định công nhận sự thỏa thuận đó thì quyết định này sẽ có hiệu lực pháp luật ngay và bắt buộc thực hiện đối với các bên.
Có thể nhận định, đây là điểm khác biệt cơ bản giữa việc công nhận sự thỏa thuận của đương sự tại Tòa án với hòa giải thành ngoài Tòa án (hòa giải ở cơ sở, hòa giải trong tranh chấp lao động, hòa giải thành trong tranh chấp quyền sử dụng đất…). công nhận sự thỏa thuận của đương sự thông qua Tòa án có giá trị pháp lý trong việc cưỡng chế thi hành cao hơn vì được rằng buộc thực thi bằng quyền lực nhà nước thông qua các quy định rõ ràng như cơ chế buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án của cơ quan Thi hành án… Xét về mặt thực tiễn, việc tiến hành hòa giải không thông qua Tòa án có thể không được tiến hành bởi những người chưa đạt đủ tiêu chuẩn luật định (tiêu chuẩn pháp lý để bổ nhiệm Thẩm phán, kỹ năng hòa giải…).