Trọng tài nước ngoài là gì? Công nhận phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam? Thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?
Nhằm mục đích phát triển kinh tế thị trường đối với các quốc gia khác trên thể giờ chính vì vậy mà Việt Nam đã có những chủ chương, chính sách đối với việc thực hiện mở cửa, mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia, thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, …. Đối với những chính sách này thì thành quả mà Việt Nam đạt được là rất lớn nó thể hiện qua các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính vì vậy mà trong quá trình hợp tác ngày càng được mở rộng hơn so với thời kỳ trước thì Việt Nam đã có những bước hội nhập sâu thể hiện thông qua việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định, phán quyết của tòa án, trọng tài nước ngoài tại Việt Nam dựa trên sự hoàn thiện của những chính sách pháp luật hiện hành.
Chính vì việc này mà có thể nhận thấy việc Việt Nam rất coi trọng vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án và phán quyết của trọng tài nước ngoài trên cơ sở các cam kết quốc tế. Vậy nội dung của hiệp định tương trợ tư pháp của nước ta quy định về nội dung công nhận phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp quy bạn đọc tìm hiểu về nội dung này chi tiết như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Công ước NewYork 1958
–
1. Trọng tài nước ngoài là gì?
Trên có sở quy định tại khoản 10 Điều 3
Từ quy định nêu ở trên thì có nhắc đến khái niệm về trọng tài nước ngoài theo đó, theo như quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 thì khái niệm trọng tài nước ngoài là: “Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam”.
Cũng theo như quy định tại Luật trọng tài thương mại 2010 thì tại Khoản 12 Điều 3 khái niệm về phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn. Như vậy, từ khái niệm nêu ở trên có thể khẳng định rằng phán quyết trọng tài có ba đặc điểm chính như sau: đặc điểm đầu tiên của phán quyết do Trọng tài nước ngoài là có sự đồng thuận dựa trên thỏa thuận của các bên; đặc điểm thứ hai của phán quyết do Trọng tài nước ngoài là biện pháp giải quyết tranh chấp có tính chất chung thẩm (có hiệu lực pháp luật ngay) và ràng buộc các bên; đặc điểm cuối cùng của phán quyết do Trọng tài nước ngoài là phương thức thay thế tố tụng tại Tòa án. Do đó, Phán quyết của trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có “hiệu lực pháp luật” như quyết định của Tòa án của Việt Nam có hiệu lực pháp luật.
Bên cạnh đó thì pháp luật Việt nam hiện hành cũng có quy định rất chi tiết về việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam là việc thực hiện phán quyết được tuyên mà chủ thể ra phán quyết không phải là tòa án Việt Nam. Mà là Trọng tài nước ngoài. Mặc dù vậy, nhưng việc thi hành phán quyết đó ở Việt Nam vẫn cần đảm bảo cho quyền lợi của các bên trong quan hệ tranh chấp có phán quyết của trọng tài nước ngoài, dù được tuyên ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam.
2. Công nhận phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Việc công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài hiện nay được hầu hết các nước áp dụng theo Công ước New York năm 1958.
Trên cơ sở, Việt Nam tham gia vào việc ký kết và áp dụng Công ước New York năm 1958 về việc công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài hiện nay. Bởi lẽ, mà nước ta tham gia vào việc ký kết Công ước 1958 này bởi vì Công ước 1958 là tạo ra những tiêu chuẩn pháp lý chung cho việc công nhận các thỏa thuận trọng tài cũng như việc công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài. Do đó còn có quy định về việc các quốc gia thành viên Công ước không được phân biệt đối xử đối với các phán quyết trọng tài nước ngoài và có nghĩa vụ phải đảm bảo các phán quyết trọng tài nước ngoài được công nhận và có khả năng thi hành giống như các phán quyết trọng tài trong nước.
Ngoài ra, Công ước 1958 còn yêu cầu Tòa án của các nước thành viên trao hiệu lực đầy đủ cho thỏa thuận trọng tài bằng cách từ chối giải quyết các các tranh chấp có dẫn chiếu đến một thoả thuận trọng tài. Chính vì điều này mà tại công ước này được xác định có nội dung quy định về vấn đề các nước thành viên phải công nhận các phán quyết Trọng tài được đưa ra ngoài lãnh thổ của họ và các phán quyết không được coi là phán quyết trong nước của các nước thành viên. Các phán quyết Trọng tài nước ngoài sẽ được thi hành như những quyết định của Tòa án địa phương và hệ thống các cơ quan tư pháp của Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành phán quyết.
Trên cớ sở quy định tại khoản 3 Điều 427 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có nhắc đến việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện trên cơ sở quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có thẩm quyền về công nhận và cho thi hành. Do đó, Khi Tòa án được yêu cầu công nhận phán quyết trọng tài, Tòa án không chỉ được yêu cầu công nhận hiệu lực pháp lý của phán quyết, mà còn phải đảm bảo phán quyết đó được thi hành. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định rằng phán quyết được công nhận sẽ được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự và chỉ được thi hành sau khi có quyết định của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật.
3. Thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?
Trên cơ sở quy định của
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu
Bên được thi hành cần gửi đơn yêu cầu “Công nhận và cho thi hành” phán quyết của Trọng tài nước ngoài trong thời hạn là ba năm kể từ ngày phán quyết của Trọng tài có hiệu lực pháp luật. Do đó, khi gửi đơn yêu cầu, bên được thi hành phải gửi kèm theo giấy tờ, tài liệu quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định thì kèm theo đơn yêu cầu phải có giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực phán quyết của Trọng tài;
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực thỏa thuận trọng tài giữa các bên.
Cần lưu ý về các loại giấy tờ trên đều phải được dịch sang tiếng Việt, có công chứng, chứng thực hợp pháp.
Nơi tiếp nhận đơn yêu cầu “Công nhận và cho thi hành” phán quyết của Trọng tài nước ngoài được pháp luật Việt nam hiện hành quy định là do Bộ Tư pháp hoặc Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam nếu điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan để yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết đó.
Bước 2: Thụ lý giải quyết
Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Tòa án để xem xét và tiến hành nghiên cứu, xử lý hồ sơ. Các hoạt động này được diễn ra tuân theo trình tự, thủ tục mà Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định. Sau đó, Tòa án ra một trong các quyết định: quyết định công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận tại Việt Nam phán quyết trên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra các quyết định trên, Tòa án phải gửi các quyết định cho các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát cùng cấp.
Ngoài những trường hợp quy định tài Khoản 1 Điều 459 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Phán quyết của Trọng tài nước ngoài cũng không được công nhận, nếu Tòa án Việt Nam xét thấy vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Theo đó, thì việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết trên trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bước 3: Đưa ra kết quả
Thi hành phán quyết trên thực tế theo thủ tục thi hành án dân sự sau khi có quyết định của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật Việt Nam quy định về việc công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được biết đến là một thủ tục tố tụng đặc biệt do Tòa án tiến hành nhằm xem xét để công nhận tính hiệu lực của phán định trọng tài nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Do đó, để phán quyết của Trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam thì chủ thể có thẩm quyền cần thực hiện việc gửi đơn yêu cầu có đầy đủ các loại giấy tờ đến Bộ Tư pháp hoặc Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam để được giải quyết trong thời hạn là ba năm theo như quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành.