Hiện nay, pháp luật quy định công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ của nước Việt Nam có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Vậy câu hỏi đặt ra, trong trường hợp công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài thì sẽ phải ra Toà ở đâu?
Mục lục bài viết
1. Công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài, ra Toà ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Văn bản hợp nhất Bộ luật Hình sự năm 2017 có quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó:
-
Công dân mang quốc tịch Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại mang quốc tịch Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật hình sự năm 2015 quy định là tội phạm thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Quy định này cũng đồng thời được áp dụng đối với người không có quốc tịch thường trú trên lãnh thổ của nước Việt Nam;
-
Người nước ngoài và pháp nhân thương mại ở nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 trong trường hợp người nước ngoài và pháp nhân thương mại đó thực hiện hành vi phạm tội xâm hại trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của công dân mang quốc tịch Việt Nam hoặc xâm hại đến lợi ích của nhà nước Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên;
-
Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội đó xảy ra trên tàu biển hoặc tàu bay không mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang ở khu vực biển cả hoặc ở giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) trong trường hợp các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.
Như vậy có thể nói, trong trường hợp công dân Việt Nam thực hiện hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ luật hình sự năm 2015 quy định là tội phạm thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.
Đồng thời, pháp luật hình sự của các quốc gia trên thế giới chỉ quy định về việc xử lý hình sự đối với công dân trong phạm vi lãnh thổ của mình và theo quy định của pháp luật quốc gia đó. Vì vậy, để công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài được dẫn độ trở về Việt Nam giải quyết thì giữa hai quốc gia cần phải ký kết với nhau Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hiện thực, trong đó bao gồm: Ký kết công ước quốc tế, các quốc gia có quan hệ ngoại giao, các quốc gia hợp tác quốc tế dựa trên nguyên tắc có đi có lại, các quốc gia hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thu thập bằng chứng chứng cứ, lấy lời khai của người phạm tội, khám xét và thu giữ tài sản, thu giữ vật chứng, dẫn độ tội phạm, bắt giữ để dẫn độ tội phạm, chuyển giao người phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 491 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về phạm vi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Theo đó:
-
Hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nước ngoài phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện các hoạt động cần thiết phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và hoạt động thi hành án hình sự;
-
Hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự bao gồm hoạt động tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, dẫn độ tội phạm, tiếp nhận người phạm tội, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và các hoạt động hợp tác quốc tế khác được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, pháp luật về tương trợ tư pháp và các điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên;
-
Hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chết được thực hiện theo quy định của các điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên hoặc được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại, phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật về tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, công dân mang quốc tịch Việt Nam phạm tội ở nước ngoài thì sẽ được giải quyết như sau:
-
Trong trường hợp hai quốc gia không có Hiệp định tương trợ tư pháp thì sẽ được điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án tại Tòa nán quốc gia nơi thực hiện hành vi phạm tội (Tòa án nước ngoài);
-
Trong trường hợp hai quốc gia có tương trợ, có ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp thì sẽ được dẫn độ về nước (giải quyết tại Tòa án Việt Nam).
2. Thời gian thỏa thuận về cách thức tiếp nhận chuyển giao người Việt Nam đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Nghị định số 133/2020/NĐ-CP, có quy định về vấn đề tổ chức thi hành quyết định tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù. Theo đó:
-
Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được quyết định thi hành Quyết định tiếp nhận chuyển giao đối với người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về lãnh thổ của Việt Nam để chấp hành án phạt tù của Tòa án có thẩm quyền, cơ quan đầu mối của Bộ công an liên quan đến công tác chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù gửi văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia chuyển giao để nhằm mục đích thỏa thuận về thời gian chuyển giao, địa điểm chuyển giao, cách thức tiếp nhận chuyển giao đối với người đang chấp hành án phạt tù (có kèm theo thành phần hồ sơ thi hành án) ở nước ngoài về lãnh thổ của Việt Nam để tiếp tục chấp hành án;
-
Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia chuyển giao có văn bản, giấy tờ tài liệu đề nghị cấp giấy tờ xuất nhập cảnh cho người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về lãnh thổ của Việt Nam thì Bộ ngoại giao cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chỉ đạo cơ quan đại diện ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam đặc trên lãnh thổ của nước ngoài cấp giấy phép thông hành cho người đó.
Như vậy có thể thấy, cơ quan đầu mối của Bộ công an liên quan đến công tác chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù cần phải gửi văn bản, giấy tờ tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền của quốc gia chuyển giao trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ khi nhận được Quyết định thi hành quyết định tiếp nhận chuyển giao đối với người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài trở về lãnh thổ của Việt Nam. Mục đích của văn bản này là hướng tới mục tiêu giúp cho các bên thỏa thuận về thời gian chuyển giao, địa điểm chuyển giao, cách thức tiếp nhận chuyển giao đối với người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài quay trở về Việt Nam để tiếp tục chấp hành án, trong đó cần phải kèm theo thành phần hồ sơ thi hành án của người phạm tội.
3. Thành phần hồ sơ đưa người đang chấp hành án phạt tù từ nước ngoài về Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Nghị định số 133/2020/NĐ-CP, có quy định về vấn đề tổ chức thi hành đối với quyết định tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù. Theo đó, việc tổ chức tiếp nhận và áp giải đối với người được chuyển giao quay trở về cơ sở giam giữ và hoàn chỉnh thủ tục thi hành án phạt tù tại Việt Nam được thực hiện như sau:
-
Thành phần hồ sơ đưa người đang chấp hành án phạt tù từ nước ngoài quay trở về lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến trại giam chấp hành án theo quyết định của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự trực thuộc Bộ Công an bắt buộc phải có quyết định tiếp nhận chuyển giao đối với người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài quay trở về Việt Nam chấp hành án có hiệu lực pháp luật, quyết định thi hành quyết định tiếp nhận chuyển giao của tòa án và có đầy đủ các loại giấy tờ, tài liệu căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Luật Thi hành án hình sự năm 2019;
-
Các loại giấy tờ, tài liệu thi hành án phạt tù của người nước ngoài có trong thành phần hồ sơ đưa người bị kết án phạt tù đến trại giam chấp hành án bắt buộc phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, đồng thời các loại giấy tờ đều phải được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Như vậy, thành phần hồ sơ đưa người đang chấp hành án phạt tù từ nước ngoài quay trở về lãnh thổ của Việt Nam đến trại giam chấp hành án sẽ được thực hiện theo điều luật nêu trên.
THAM KHẢO THÊM: