Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ thường là hướng tới một lãi suất để đạt được mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Chính sách tiền tệ là sự quan tâm của Nhà nước đến khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong thời kì tới phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế dự kiến và chỉ số lạm phát nếu có, nhằm ổn định tiền tệ và ổn định giá cả hàng hóa. Vậy cách thức để thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng bao gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ phân tích về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Chính sách tiền tệ quốc gia:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3
“1. Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.”
Ví dụ như tại Nghị quyết số 77/2014/QH13 ngày 10/11/2014 về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và kết quả đạt được trong điều hành năm 2014, NHNN xác định mục tiêu và các giải pháp lớn về điều hành chính sách tiền tệ năm 2015 như sau:
“Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, không chủ quan với lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các TCTD. Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế. Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh; tiếp tục triển khai các chương trình gắn kết tín dụng ngân hàng với chính sách ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các TCTD, đảm bảo thực hiện đúng lộ trình của Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tăng cường phối hợp với các chính sách vĩ mô khác”.
2. Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ:
Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ thường là hướng tới một lãi suất mong để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở cửa quy định mức dự trữ bắt buộc hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối.
Thống đốc Ngân hàng nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ, vấn đề này được ghi nhận từ điều 11 đến điều 15 Luật ngân hàng nhà nước năm 2010:
2.1. Tái cấp vốn:
Tái cấp vốn là một hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và công cụ thanh toán cho các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:
a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
b) Chiết khấu giấy tờ có giá;
c) Các hình thức tái cấp vốn khác
Đây là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. Ngân hàng nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức như cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; chiết khấu giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn khác.
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 1/2012/TT-Ngân hàng nhà nước quy định về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
Mục đích tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước là hỗ trợ khả năng chi trả tạm thời cho các tổ chức tín dụng.
“Các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng bao gồm:
1. Ngân hàng thương mại.
2. Ngân hàng hợp tác xã (Quỹ tín dụng nhân dân trung ương trong thời gian chưa chuyển đổi sang mô hình hoạt động của ngân hàng hợp tác xã theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng).
3. Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.”
2.2. Lãi suất:
Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.
Lãi suất là tỷ lệ % trên khoản tiền người vay phải trả cho người cho vay trên tiền vốn, trong những khoảng thời gian nhất định. Lãi suất được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng như công cụ để tác động lên lượng tiền tệ trong lưu thông, đó không phải là lãi suất kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể ấn định mức lãi suất trần, lãi suất sàn hoặc lãi suất cơ bản tương ứng với từng loại hình tổ chức tín dụng, từng loại tiền gửi. Căn cứ vào quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất, các tổ chức tín dụng sẽ hoạch định lãi suất kinh doanh.
Bảng lãi suất Ngân hàng nhà nước đang áp dụng như sau:
Ngày áp dụng:03/04/2020 | |||||||
Thời hạn | Lãi suất BQ liên Ngân hàng (% năm) | Doanh số (Tỷ đồng) | |||||
Qua đêm | 3,53 | 34.221 | |||||
1 Tuần | 3,40 | 7.800 | |||||
2 Tuần | 3,52 | 2.360 | |||||
1 Tháng | 3,93 | 666 | |||||
3 Tháng | 3,66 | 2.529 | |||||
6 Tháng | 4,04 | 548 | |||||
9 Tháng | 5,53(*) | 100(*) | |||||
|
2.3. Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị giữa đồng bản tệ (VND) với giá trị của đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến mức cung ứng tiền vào lưu thông, đến cán cân thanh toán ngoại thương, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư trong đó có đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Ví dụ bảng tỷ giá của ngân hàng nhà nước như sau:
Tỷ giá áp dụng cho ngày 06/04/2020 Đơn vị: VND | ||||||
STT | Ngoại tệ | Tên ngoại tệ | Mua | Bán | ||
1 | USD | Đô la Mỹ | 23.175 | 23.650 | ||
2 | EUR | Đồng Euro | 24.374 | 25.881 | ||
3 | JPY | Yên Nhật | 207 | 220 | ||
4 | GBP | Bảng Anh | 27.592 | 29.299 | ||
5 | CHF | Phơ răng Thuỵ Sĩ | 23.056 | 24.482 | ||
6 | AUD | Đô la Úc | 13.608 | 14.450 | ||
7 | CAD | Đô la Canada | 15.862 | 16.843 |
2.4. Dự trữ bắt buộc:
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng nhà nước quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.
Dự trữ bắt buộc là số tiền được tính bởi tỷ lệ phần trăm trên vốn huy động của các tổ chức tín dụng huy động được dưới hình thức nhận tiền gửi và phát hành các loại giấy tờ có giá, gửi vào tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Luật sư
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam muốn tăng hay giảm lượng tiền trong lưu thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể điều chỉnh tỷ lệ dữ trữ bắt buộc. Quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tương ứng với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi mà các tổ chức tín dụng huy động.
Bảng dự trữ bắt buộc của Ngân hàng nhà nước theo văn bản số 1158/QĐ-NHNN ngày 29/05/2018 áp dụng từ ngày 01/06/2018.
Loại TCTD | Tiền gửi VND | Tiền gửi ngoại tệ | |||
Không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng | Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên | Tiền gửi của tổ chức tín dụng ở nước ngoài | Tiền gửi khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng | Tiền gửi khác có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên | |
1. Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô | 0% | 0% | 0% | 0% | 0% |
2. Ngân hàng chính sách | Theo quy định của Chính phủ | Theo quy định của Chính phủ | Theo quy định của Chính phủ | Theo quy định của Chính phủ | Theo quy định của Chính phủ |
3. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng hợp tác xã | 3% | 1% | 1% | 7% | 5% |
4. Tổ chức tín dụng khác | 3% | 1% | 1% | 8% | 6% |
2.5. Nghiệp vụ thị trường mở:
Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Trong đó, cần phân biệt giữa giấy tờ có giá ngắn hạn và mua bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá.
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động giao dịch chứng khoá của các Ngân hàng trung ương trên thị trường mở. Các chứng khoán là đối tượng giao dịch của ngân hàng, có thể là chứng khoán chính phủ, các chứng khoán được phát hành bởi các doanh nghiệp hoặc Ngân hàng gồm cả chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Thị trường mở ở các nước khác nhau về phạm vi, về loại hình công cụ và thời hạn của các công cụ giao dịch trên thị trường so với thị trường chứng khoán và tiền tệ.
Thông qua hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng nhà nước với mục tiêu có thể chủ động điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và kiểm soát lãi suất thông qua việc mua hoặc bán các chứng từ có giá ngắn hạn, nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Luật ngân hàng nhà nước năm 2010 tại Điều 15 quy định nghiệp cụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do ngân hàng nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.