Phụ cấp trách nhiệm có thể được hiểu là phụ cấp nhằm để bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công tác chuyên môn nghiệp vụ lại vừa kiêm nhiệm công tác quản lý mà không thuộc chức vụ lãnh đạo. Vậy công chứng viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm nghề?
Mục lục bài viết
1. Công chứng viên có được hưởng phụ cấp trách nhiệm nghề nghiệp không?
Phụ cấp trách nhiệm có thể được hiểu là phụ cấp nhằm để bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công tác chuyên môn nghiệp vụ lại vừa kiêm nhiệm công tác quản lý mà không thuộc chức vụ lãnh đạo; Hoặc những người làm công việc đòi hỏi phải có trách nhiệm cao mà điều kiện này chưa được xác định trong mức lương. Tại
– Quyết định 27/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với những Chấp hành viên, Công chứng viên, Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với những Chấp hành viên, Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án làm việc tại những cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; Công chứng viên mà làm việc tại Phòng Công chứng.
– Chế độ phụ cấp trách nhiệm quy định tại Quyết định 27/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với những Chấp hành viên, Công chứng viên, Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án không áp dụng đối với những Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án làm việc tại những Phòng Thi hành án quân khu, quân chủng hải quân, bộ tổng tham mưu và Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
Theo quy định trên thì một trong các đối tượng được áp dụng Quyết định 27/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với những Chấp hành viên, Công chứng viên, Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án đó chính là công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng công chứng viên được quyền hưởng phụ cấp trách nhiệm nghề theo quy định của pháp luật, tuy nhiên chỉ có công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng mới được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề, còn đối với công chứng viên làm việc tại văn phòng công chứng thì sẽ không được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề.
2. Mức phụ cấp trách nhiệm nghề đối với công chứng viên:
Như đã phân tích ở mục trên, công chứng viên làm việc tại phòng công chứng được quyền hưởng phụ cấp trách nhiệm nghề theo quy định của pháp luật. Điều 2 Quyết định 27/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với những Chấp hành viên, Công chứng viên, Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án quy định về mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề, Điều này quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề tính theo tỷ lệ % của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu như có) được quy định như sau:
– Mức 15% được áp dụng đối với Thẩm tra viên cao cấp thi hành án và Công chứng viên.
– Mức 20% được áp dụng đối với Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên chính thi hành án, Thư ký thi hành án và Thư ký trung cấp thi hành án.
– Mức 25% được áp dụng đối với Chấp hành viên trung cấp và Thẩm tra viên thi hành án.
– Mức 30% được áp dụng đối với Chấp hành viên sơ cấp.
Như vậy, chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với công chứng viên = 15% của mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu như có). Trong đó:
– Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được quy định tại Thông tư số 02/2005/TT-BNV như sau: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Hệ số x Mức lương cơ sở (1.800.000 đồng).
– Phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định tại Văn bản hợp nhất 1/VBHN-BNV 2022 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với CBCCVC, cụ thể phụ cấp thâm niên vượt khung là 5% của mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh. Đến năm thứ 4 trở đi, mỗi năm tính thêm 1% nữa.
3. Nguyên tắc áp dụng phụ cấp trách nhiệm nghề đối với công chứng viên:
Điều 3 Quyết định 27/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với những Chấp hành viên, Công chứng viên, Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án quy định về nguyên tắc áp dụng, Điều này quy định nguyên tắc áp dụng như sau:
– Các đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì chính cơ quan đó thực hiện chi trả.
– Phụ cấp trách nhiệm theo nghề được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng; không dùng để tính đóng, hưởng về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
– Thời gian không được tính hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề, bao gồm có:
+ Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo đúng những quy định tại
+ Thời gian được cử đi học ở trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;
+ Thời gian nghỉ việc mà không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
+ Thời gian nghỉ việc có hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc là bị tạm giữ, tạm giam.
Theo quy định trên thì nguyên tắc áp dụng phụ cấp trách nhiệm nghề đối với công chứng viên cụ thể như sau:
– Công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề sẽ được phòng công chứng nơi Công chứng viên làm việc thuộc biên chế trả lương chi trả khoản phụ cấp trách nhiệm nghề
– Phụ cấp trách nhiệm theo nghề mà công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng được hưởng sẽ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và khoản phụ cấp trách nhiệm theo nghề mà công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
– Thời gian công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng không được tính hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề mà công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng được hưởng, bao gồm:
+ Thời gian công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài mà công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng được hưởng 40% tiền lương theo đúng những quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
+ Thời gian công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng được cử đi học trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;
+ Thời gian công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
+ Thời gian công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Thời gian công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 27/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành viên, Công chứng viên, Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án.
– Văn bản hợp nhất 1/VBHN-BNV 2022 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với CBCCVC.