Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên? Công chứng viên có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Hiện nay có thể thấy lĩnh vực công chứng là một lĩnh vực khá phát triển và nhận được nhiều sự quan tâm đối với xã hội với vai trò và ý nghĩa của hoạt động công chứng mang lại cho nhưng xoạt động trong cuộc sống thường ngày của con người chúng ta. Với ý nghĩa như vậy hiện nay văn phòng công chứng cũng xuất hiện nhiều lên và người đóng góp cho sự thành công của nghề công chứng chính là công chứng viên.
Công chứng viên là người hành nghề công chứng khi có đủ điều kiện và yêu cầu do pháp luật quy định, công chứng viên hoạt động nghề theo đúng quy định của Luật đề ra. Trong các trường hợp có vi phạm sẽ chịu trách nhiệm về hành vi của mình gây ra. Vậy một câu hỏi được đặt ra đó là Công chứng viên có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc này sau đây.
Cơ sở pháp lý: Luật công chứng 2018
Luật sư
1. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
Căn cứ theo quy định tại điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên Luật công chứng 2018 quy định cụ thể:
2.1. Công chứng viên có các quyền sau đây:
+ Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;
+ Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng;
+ Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này;
+ Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng;
+ Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;
+ Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy chúng ta có thể thấy pháp luật đưa ra những quyền cơ bản của công chứng viên đó là được bảo đảm quyền hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật, điều này có thể hiểu là khi đã có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật đối vơi với công chứng viên thì họ sẽ được tự do hành nghề công chứng theo quy định nhưng không được hành nghề để thực hiện những hoạt động công chứng vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó nhưu quy định trên chúng ta thấy ” thành lập Văn phòng công chứng” có thể thấy dựa trên những nhu cầu về việc công chứng tăng dẫn đến sự thành lập của nhiều văn phòng công chứng tư nhân. Theo đó thành lập Văn phòng công chứng là quyền của công chứng viên tuy nhiên phải tuân thủ theo điều kiện thành lập văn phòng như người đại diện theo pháp luật, tên gọi cua văn phòng công chứng, trụ sở, con dấu, tài sản của văn phòng công chứng và thực hiện theo trình tự thủ tục pháp luật quy định.
Ngoài ra còn một số quyền như ” công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch” theo quy định của pháp luật, như chúng ta thấy hiện nay hợp đồng, giao dịch, bản dịch xuất hiện rất nhiều như nhu cầu của con người về giao dịch mua bán trao đổi tăng lên thì công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có vai trò tăng tính xác thực và có thể tăng giá trị pháp lý cho hợp đồng, giao dịch, bản dịch.
Trên quy định có nêu về quyền nhưng thực chất cũng là nghĩa vụ cụ thể như ” từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội” tức là những hành vi theo quy định như:
+ “Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác”
+ ” Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi”
Bởi những hành vi này là những hành vi vi phạm pháp luật nên việc công chứng phải được công chứng viên từ chối khi có yêu cầu công chứng để tránh vi phạm quy định của pháp luật. Ngoài ra thì có những quyền khác trên thực tế mà công chứng viên được hưởng.
2.2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
– Nghĩa vụ ” Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng” được hiểu là một nguyên tăc stuong tự như những ngành luật khác thì mục đích của nguyên tắc chính là để điều chỉnh quy định của ngành luật đó một cách chung nhất trong công việc để có kết quả chính xác nhât và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
– Nghĩa vụ” Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng” đó là quy đinh để có thể quản lý tốt hơn việc hành nghề công chứng của công chứng viên, khi công chứng viên hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tại một tổ chức hành nghề công chứng đó.
+ Nghĩa vụ” Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng” đây là nghĩa vụ của công chứng viên nhằm mục đích chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử của công chứng viên trong hành nghề công chứng, là cơ sở để công chứng viên tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong hành nghề và trong đời sống xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
+ Nghĩa vụ” Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng” điều này được hiểu là trên thực tế có rất nhiều người dân không nắm rõ quyền và lợi ích của họ rất dễ dẫn tới những bất lợi cho họ nên việc công chứng viên có nghĩa vụ và có hiểu biết về lĩnh vực này có thể giải thích cũng như nói để nhân dân hiểu rõ những quy định của pháp luật
+ Nghĩa vụ ” Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác” Theo đó thì công chứng viên phải tuyệt đối giữ bí mật các thông tin trong hồ sơ của khách hàng yêu cầu công chứng, hồ sơ công chứng trong khi hành nghề cũng như khi không còn là công chứng viên, trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu công chứng hoặc pháp luật có quy định khác
+ Nghĩa vụ” Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm” nghĩa vụ này để cho công chứng viên có trách nhiệm trong công việc và tiếp thu những quy định mới của pháp luật về công chứng.
+ Nghĩa vụ” Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh” Chịu trách nhiệm về công chứng tức là một nghĩa vụ để công chứng viên y thức về hành động của mình tránh những vi phạm có thể xảy ra.
Ngoài ra thì công chứng viên chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Công chứng viên có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
căn cứ theo quy định tại điều 360
– Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với hành vi gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
– Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm đối với hành vi gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy nên công chứng viên phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp do pháp luật quy định và áp dụng hình phạt thích đáng có thể là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm tùy theo mức độ gây thiệt hại của công chứng viên trên thực tế mà áp dụng hình phạt, nhu trên có nêu về các mức gây thiệt hại như từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng và từ 1.500.000.000 đồng trở lên. Theo đó nên công chứng viên cần lưu ý khi thực hiện trong hoạt động công chứng của mình, tránh để xảy ra những hậu quả bất lợi cho chính bản thân hành nghề công chứng. Đây cũng sẽ là biện pháp răn đe và giáo dục để người hành nghề công chứng viên có thể nâng cao nhận thức để không vi phạm pháp luật.
Như chúng ta đã biết thì công chứng viên có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nếu vi phạm quy định cụ thể trong bộ luật hình sự 2015 quy định. Cũng như mọi công dân khác, công chứng viên phải chịu trách nhiệm trước xã hội về những hành vi của mình. Nếu phạm tội, công chứng viên bị truy tố trách nhiệm hình sự như những người khác.
Trên đây là thông tin công ty Luât Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Công chứng viên có phải chịu trách nhiệm hình sự không?” và các thông tin pháp lý dựa trê quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc.