Ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập một Hội công chứng viên là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh của những công chứng viên hành nghề trên địa bàn. Vậy công chứng viên bắt buộc tham gia Hội công chứng viên?
Mục lục bài viết
1. Công chứng viên có bắt buộc tham gia Hội công chứng viên không?
Điều 23
Theo các quy định tại khoản 2, 3 Điều 23 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng quy định về Hội công chứng viên như sau:
– Tổ chức và hoạt động của Hội công chứng viên chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và những hướng dẫn của Tổ chức xã hội – nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên. Hội công chứng viên sẽ không được ban hành nghị quyết, quyết định, nội quy, quy định về phí, khoản thu và những quy định khác trái với các quy định của pháp luật và trái với các quy định của Điều lệ Tổ chức xã hội – nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
– Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ giúp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Hội công chứng viên tại địa phương.
– Hội viên của Hội công chứng viên là những công chứng viên hành nghề trên địa bàn. Những công chứng viên phải tham gia Hội công chứng viên trước khi thực hiện việc đăng ký hành nghề công chứng ở những nơi đã có Hội công chứng viên.
– Các quyền và nghĩa vụ của hội viên Hội công chứng viên do Điều lệ Tổ chức xã hội – nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên quy định.
Theo quy định trên thì các công chứng viên phải tham gia Hội công chứng viên trước khi thực hiện việc đăng ký hành nghề công chứng ở những nơi đã có Hội công chứng viên.
Thêm nữa, tại khoản 2 Điều 17 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật Công chứng có quy định Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
– Tuân thủ những nguyên tắc hành nghề công chứng;
– Hành nghề ở tại một tổ chức hành nghề công chứng;
– Tôn trọng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
– Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ về các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng;
– Trường hợp công chứng viên từ chối yêu cầu công chứng thì công chứng viên phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;
– Công chứng viên phải giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp công chứng viên được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
– Tham gia việc bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về các văn bản công chứng của mình;
– Công chứng viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;
– Tham gia vào tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên;
– Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chịu sự quản lý của tổ chức hành nghề công chứng mà mình đang làm công chứng viên và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;
– Các nghĩa vụ khác theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, một trong các nghĩa vụ của công chứng viên đó chính là công chứng viên phải tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên, trong đó có Hội công chứng viên.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng Công chứng viên bắt buộc phải tham gia Hội công chứng viên trước khi đăng ký hành nghề công chứng.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội công chứng viên:
Điều 26 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng quy định về Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội công chứng viên, Điều này quy định Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội công chứng viên như sau:
– Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong hành nghề theo các quy định của Điều lệ Tổ chức xã hội – nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên và theo quy định của pháp luật.
– Kết nạp, khai trừ hội viên.
– Khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với hội viên.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo các quy định của điều lệ tổ chức xã hội – nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
– Giám sát hội viên trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về công chứng, tuân thủ các Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và Điều lệ Tổ chức xã hội – nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
– Phối hợp với Sở Tư pháp địa phương trong việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm cho hội viên.
– Tham gia ý kiến với Sở Tư pháp trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các công chứng viên, thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo các quy định của Luật Công chứng, Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng và những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
– Thực hiện nghị quyết, quyết định, quy định của Tổ chức xã hội – nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên và những cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
– Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của những cơ quan quản lý nhà nước, sự kiểm tra của Tổ chức xã hội – nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
– Tham gia hoạt động hợp tác về công chứng ở trong nước và quốc tế theo đúng quy định của pháp luật.
– Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ Tổ chức xã hội – nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
3. Quy định về thành lập Hội công chứng viên:
– Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn những công chứng viên ở tại địa phương thành lập Ban vận động thành lập Hội công chứng viên. Ban vận động gồm có 03 đến 05 công chứng viên, có nhiệm vụ xây dựng về Đề án thành lập Hội công chứng viên. Đề án phải nêu rõ về sự cần thiết thành lập, số lượng các công chứng viên hành nghề tại địa phương, dự kiến về tổ chức, nhân sự và hoạt động của Hội công chứng viên.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Đề án thành lập Hội công chứng viên thì Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định về Đề án, trình lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về hồ sơ đề nghị thành lập Hội công chứng viên. Hồ sơ đề nghị thành lập Hội công chứng viên bao gồm có:
+ Đề án thành lập về Hội công chứng viên;
+ Tờ trình về Đề án;
+ Báo cáo thẩm định về Đề án.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra Quyết định cho phép thành lập Hội công chứng viên; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày đã có Quyết định cho phép thành lập, Ban vận động thành lập Hội công chứng viên phải tiến hành Đại hội.
– Trường hợp không tiến hành Đại hội trong thời hạn là 06 tháng thì Quyết định cho phép thành lập Hội công chứng viên hết hiệu lực thi hành.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật Công chứng;
– Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng.